Các biện pháp làm giảm stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị

Một phần của tài liệu tiểu luận Biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 (Trang 26)

lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị

Trong thực tế có rất nhiều biện pháp làm giảm stress, nhưng do đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ nghiên cứu stress trong học tập, nên chúng tôi chỉ đi sâu vào những biện pháp làm giảm stress do nguyên nhân từ phía học tập.

Học tập là công việc chính của học sinh, nên trong quá trình học tập các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn, giải quyết nhiều nhiệm vụ học tập, đặc biệt là học sinh lớp 12. Nhưng không phải vậy là khi nào cũng lao đầu vào học mà không có kế hoạch học tập khoa học, đúng đắn, phù hợp với năng lực của bản thân, không có nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí.... Nếu vậy rơi vào tình trạng stress là điều không thể tránh khỏi. Cho nên, việc đầu tiên các em cần phải làm đó là xây dựng cho mình một thời gian biểu học tập khoa học kết hợp với nghỉ ngơi một cách hợp lí.

Trong học tập không nên tạo cho mình một áp lực quá lớn, lo lắng không cần thiết mà nên tập trung vào một công việc nhất định. Đừng nên bận tâm đến những công việc còn nằm trong tương lai trong khi vấn đề ở trong hiện tại lại chưa giải quyết được. Nếu tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen và ta khó kiểm soát được dẫn đến stress bệnh lí.

Để có được kết quả cao trong học tập và tránh được tình trạng căng thẳng thì chúng ta phải có phương pháp học tập khoa học, đúng đắn ngay từ đầu như: trước khi đến lớp phải đọc sách, về nhà phải thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức lại và đọc thêm những sách tham khảo khác để làm cho bài học của mình được sâu sắc.

Tăng cường tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động thể thao, văn nghệ, các hoạt động này vừa góp phần rèn luyện thân thể vừa giải toả được những căng thẳng, lo lắng, buồn chán. Ngoài các hoạt động này các em cũng có thể tham gia vào các mối quan hệ lành mạnh. Nhất là tìm đến những người bạn thân để chia sẻ những nỗi buồn cũng như những thao thức, băn khoăn để có thêm sự đồng cảm cũng như có thêm những lời khuyên hữu ích, như cách nói của người Thụy Điển: “bạn hữu tốt là thần dược tuyệt vời đối với mọi bệnh lý về tim”.

Cần phải tạo cho mình một niềm vui trong học tập thì việc học sẽ đỡ vất vả và tránh được tình trạng né tránh trong học tập. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo lắng về tiền bạc, sức khoẻ suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó. Việc tự tạo niềm vui trong học tập sẽ giúp cho các em giảm bớt những lo lắng, suy nghĩ về những vấn đề này.

Ngoài sự cố gắng của học sinh vai trò của người giáo viên cũng rất quan trọng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau nhằm gây hứng thú cho người học.

Để hạn chế áp lực trong thi cử giáo viên cần củng cố, ôn tập thường xuyên, cũng như biết tóm lược lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm để sinh viên nắm bắt nội dung của bài học ngay tại lớp. Không bắt các em phải làm quá nhiều bài kiểm tra. Mặt khác, người giáo viên cần phải có kỹ năng quan sát sư phạm cũng như khả năng nắm bắt được tình hình học tập của sinh viên để kịp thời điều chỉnh, hướng dẫn các em học tập đạt được kết quả cao.

Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần động viên các em có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập để các em có thể tự tin bước vào cuộc sống.

Ngoài ra nhà trường cần có sự hỗ trợ về phương tiện học tập, tài liệu tham khảo cũng như có sự phối hợp với xã hội trong việc tìm kiếm những học bổng cho các em.

Một phần của tài liệu tiểu luận Biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w