Vẽ hình chữ nhật

Một phần của tài liệu Lập trình với J2ME (Trang 38 - 42)

Cũng giống như cung thì hình chữ nhật có thể chỉđược vẽ viền bao quanh hoặc tô bên trong. Bên cạnh đó bạn có thể vẽ hình chữ nhật đó có 4 góc là tròn hoặc là vuông. Dưới đây là một số phương thức để vẽ hình chữ nhật:

void drawRoundRect(int x, int y, int width, int height, int arcWidth, int arcHeight)

void fillRect(int x, int y, int width, int height)

void fillRoundRect(int x, int y, int width, int height, int arcWidth, int arcHeight)

Khi vẽ hình chữ nhật có 4 góc là tròn thì bạn phải xác định đường kính theo chiều ngang (arcWidth) và đường kính theo chiều dọc (arcHeight). Những tham số này được định nghĩa độ sắc nét của cung theo mỗi chiều. Giá trị càng lớn thể hiện một cung tăng dần, ngược lại là một đường cong hẹp

e) Font chữ

Phần sau đây cũng quan trọng không kém là cách sử dụng font chữđược hỗ trợ bởi giao diện cấp thấp của ứng dụng MIDP. Sau đây là một số các phương thức dựng của lớp Font

Font getFont(int face, int style, int size) Font getFont(int fontSpecifier)

Font getDefaultFont()

Một số thuộc tính của lớp Font

FACE_SYSTEM FACE_MONOSPACE FACE_PROPORTIONAL STYLE_PLAIN STYLE_BOLD STYLE_ITALIC STYLE_UNDERLINED SIZE_SMALL SIZE_MEDIUM SIZE_LARGE

Các tham số kiểu dáng có thể được kết hợp thông qua toán tử | . Ví dụ

Font font = Font.getFont(Font.FACE_SYSTEM ,Font.STYLE_BOLD | Font.STYLE_ITALIC, Font.SIZE_SMALL);

Sau khi bạn có một tham chiếu đến một đối tượng Font, bạn có thể truy vấn nó đểxác định thông tin của các thuộc tính của nó.

int getFace() int getStyle() int getSize() boolean isPlain() boolean isBold() boolean isItalic() boolean isUnderlined()

Kích thước của các font chữ được xác định bởi chiều cao của font chữ, bề dài tính bằng điểm ảnh của một chuỗi ký tự trong một font xác định. Một số các phương thức sau hỗ trợ khi tương tác với một đối tượng font

int getHeight()

int getBaselinePosition() int charWidth(char ch)

int charsWidth(char[] ch, int offset, int length) int stringWidth(String str)

int substringWidth(String str, int offset, int length)

f) Điểm neo

Để xác định tọa độ x, y của chuỗi ký tựđược hiển thị, thì điểm neo cho phép chúng ta chỉ ra vị trí muốn đặt tọa độ (x,y) trên hình chữ nhật bao quang chuối ký tự

Có 6 điểm neo được định nghĩa trước, 3 theo chiều dọc và 3 theo chiều thẳng đứng. Khi xác định điểm neo để vẽ chuỗi (các điểm neo thường được sử dụng thành từng cặp), ta phải chọn một điểm hoành độ và một điểm tung độ. Các điểm neo được định nghĩa như ở dưới đây

Chiều ngang

HCENTER (Chính giữa của chiều ngang) RIGHT (Bên phải)

Chiều dọc

TOP (Ở trên)

BASELINE (Đường thẳng cơ sở) BOTTOM (Ở dưới)

Khi sử dụng điểm neo thì cần phải chỉ ra tọa độ x, y của hình chữ nhật bao quanh. Ví dụ

g.drawString("developerWorks", 0, 0 , Graphics.TOP | Graphics.LEFT);

Hình dưới đây mô tả kết quả của hàm trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng cách thay đổi điểm neo, chúng ta có thể thay đổi vị trí hiển thị của chuỗi ký tự trên thiết bị di động. Ví dụ tiếp theo chúng ta sẽ minh họa tiếp khi thay đổi điểm neo thì vị trí của chuỗi ký tự cũng thay đổi theo:

Một phần của tài liệu Lập trình với J2ME (Trang 38 - 42)