Định hướng và mục tiêu chung

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Ngọc Nam (Trang 90)

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương

3.1.1. Định hướng và mục tiêu chung

1. Cơ sở lý luận:

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của một nền kinh tế thị trường năng động và cạnh tranh dưới sự điều tiết của Nhà Nước, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế từ sau khi nước ta gia nhập WTO cuối năm 2007. Bối cảnh này đã mở ra cho các doanh nghiệp những thuận lợi và cơ hội lớn, nhưng cũng đem lại cho họ những khó khăn và thách thức không nhỏ. Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Về mặt thuận lợi và cơ hội: Nền kinh tế thị trường năng động với sự gia nhập và hợp tác quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và chi nhánhcông ty nói riêng rất nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển kinh doanh. Ngoài ra, Chi nhánhcông ty là loại hình doanh nghiệp thương mại với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là cung cấp Văn Phòng phẩm, giấy in, mực in, máy văn phòng ... nên sẽ có nhiều cơ hội để mở

rộng thị trường do sự ra đời và lớn mạnh của ngày càng nhiều doanh nghiệp, những khách hàng có nhu cầu các sản phẩm của chi nhánhcông ty.

Về mặt khó khăn và thách thức: Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, chi nhánhcông ty phải đương đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cũng như các biến cố kinh tế có thể xảy ra. Điều đó đòi hỏi chi nhánh phải xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh về mọi mặt (giá cả, chất lượng và dịch vụ). Làm được điều đó thì chi nhánhcông ty mới có thể, để ngày càng mở rộng được thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh lên một tầm cao mới.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu chung của Chi nhánhcông ty là:

- Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ổn Ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn khách hang, nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm

- Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

Khó khăn của chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát là làm sao phải quản lý tốt chi phí kinh doanh, tức là phải tối thiểu hóa chi phí kinh doanh đồng thời với việc tăng doanh thu để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Bởi mục tiêu cuối cùng của chi nhánh chính là tối đa hóa lợi nhuận.3.1.2.1. Những mục tiêu cụ thể

Trong giai đoạn 20130-20158, Chi nhánhCông ty tiếp tục đẩy mạnh quy mô

kinh doanh, quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đề ra, cụ thể là:

- Tăng giá trị kinh doanh và doanh thu lên 530% so với năm 201209 - Nộp ngân sách nhà nước tăng 10-15% so với cùng kỳ

- Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động

- Tăng mức thu nhập bình quân của người lao động lên 30-40-40% so với năm 201209.

Bảng 5: Kế hoạch kinh doanh năm 20130-20141

Chỉ tiêu ĐVT Năm 20130-20141

Tổng doanh thu Đồng 9.736.734.540

Lợi nhuận Đồng 17.787.572

(Nguồn: Phòng Kế toán)

3.2II. Các giải pháp giảmquản lý tốt chi phí kinh doanh

3. 2.1* Cơ sở thực tiễn:

Sự chuyển đổi này đã tác động sâu sắc tới các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh, phân cấp quản lý một cách khoa học, tự chủ về tài chính, phân phối thu nhập hợp lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hoạt động trong cơ chế thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật kinh tế khách quan như: Quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá cả…đòi hỏi phải cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chinh xác và toàn diện về tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư và tiền vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, làm cơ sở đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý thích hợp. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp thương mại thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những biện pháp quan trọng để quản lý có hiệu quả là phải tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích chi phí kinh doanh nói riêng.

Như chúng ta đã biết, chi phí kinh doanh là bộ phận không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thương mại. Quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh thương mại vì nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến tình hình và kết quả kinh doanh. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí sẽ có tác động thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế, đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp không quản lý tốt chi phí thì sẽ hạn chế kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế giảm. Nền tảng cơ bản cho công tác quản lý chi phí kinh doanh của các nhà quản trị chính là các thông tin phân tích do kế toán cung cấp.

Phân tích chi phí kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin một cách chính xác kịp thời và toàn diện về tình hình chi phí của doanh nghiệp cho nhà quản lý và các đối tượng quan tâm biết được. Từ đó nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đề ra các chính sách, biện pháp hữu hiệu để góp phần sử dụng hợp lý chi phí kinh doanh đối với đơn vị mình. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu thông tin ngày càng cao hàng ngày hàng giờ cần được cập nhật mới nhất thì thông tin phân tích do kế toán cung cấp cũng rất cần thiết. Thông qua phân tích kế toán sẽ thực hiện việc kiểm tra kiểm soát tình hình biến động của chi phí kinh doanh đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng hướng. Với ý nghĩa khoa học quản lý kinh doanh nói chung và quản lý chi phí kinh doanh nói riêng vừa là chìa khoá tin cậy để đảm bảo tài sản tiền vốn của doanh nghiệp được sử dụng hợp lý thì thông tin phân tích càng trở nên quan trọng.

Và thực tế cho thấy rằng, trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể mà những thành tựu đó là sự góp phần không nhỏ của công tác phân tích hoạt động kinh tế của đoanh nghiệp trong đó có phân tích chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, những bước phát triển mới của nền kinh tế thị trường làm cho hệ thống thông tin phân tích cần phải được hoàn thiện hơn. Nền kinh tế thị trường đặt ra hàng loạt các vấn đề, hàng loạt các yêu cầu mà kế toán chưa xử lý hoặc xử lý chưa hoàn hảo, triệt để. Vì vậy vấn đề cần hoàn thiện phân tích chi phí kinh doanh là nhằm tăng hiệu quả cho thông tin hạn chế tối đa những vấp váp trong quá trình đổi mới.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện, nay nền kinh tế thế giới đang có những biến động mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục. Nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh khắc nghiệt đòi hỏi các chủ thể tham gia phải nắm bắt kịp thời các thông tin về giá cả, thị trường và các thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

Tại các doanh nghiệp thương mại nói chung khi đã tiến hành phân tích chi phí kinh doanh của đơn vị mình thì phải phân tích đầy đủ các nội dung liên quan đến chi phí kinh doanh, phải tiến hành phân tích chung và phân tích chi tiết theo các khoản mục chi phí (nếu có thể) như:

1. Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu 2. Phân tích tổng hợp tình hình chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động. 3. Phân tích chi tiết các yếu tố chi phí theo từng chức năng hoạt động bao gồm phân tích chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.

4. Phân tích chi phí kinh doanh theo các đơn vị trực thuộc 5. Phân tích chi phí kinh doanh theo quý.

6. Phân tích một só yếu tố chi phí chủ yếu như: Chi phí tiền lương, chi phí trả lãi tiền vay…

Chỉ khi hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí kinh doanh cụ thể như trên thì các doanh nghiệp nói chung, các doanh ngiệp thương mại nói riêng mới có thể dựa vào qúa trình phân tích đó để tìm ra các khoản mục chi phí bất hợp lý ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả kinh doanh của đơn vị mình, từ đó đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí theo từng khoản mục chi phí.

2. Cơ sở thực tiễn:

Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí kinh doanh các cán bộ nhân viên trong công ty đã không ngừng nghiên cứu tìm hiểu biện pháp tối ưu nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh. Đặc biệt thông qua công tác phân tích chi phí kinh doanh các nhà quản lý đã tìm ra những bước đi đúng đắn trong việc đề ra các quyết định kinh doanh có tính khả thi nhất.

Thực tế, Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên chỉ tiến hành phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu. Do đó chỉ đánh giá chung được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh trong chi nhánh.

Sở dĩ chi nhánh chỉ tiến hành phân tích nội dung này là do Giám Đốc cùng kế toán trưởng chưa nhận thấy được sự cần thiết của việc hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí kinh doanh, đồng thời do những hạn chế của công tác hạch toán chi phí kinh doanh nên kế toán của công ty khó có thể hoàn thiện các nội dung

phân tích chi phí kinh doanh. Mặt khác, Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu sẽ làm giảm chi phí trong công tác phân tích.

Qua việc phân tích nội dung này, giám đốc cùng kế toán trưởng của chi nhánh mới chỉ đánh giá tổng quát tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại chi nhánh có hợp lý hay không, chứ không thể đi sâu đánh giá chính xác nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng khoản mục chi phí cũng như không thể phát hiện được những khoản mục chi lãng phí hay các khoản chi bât hợp lý. Chính vì vậy, các giải pháp tiết kiệm chi phí được đưa ra không mang tính khả thi cao.

3.2.2. * Các giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Chi nhánh Công ty CP TM & DVcông tyTNHH TM và XNK Ngọc Nam Ngọc Hà tại Hưng Yên.

Qua những phân tích về thực trạng quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên ở trên, Chi nhánhcông ty muốn giảm thiểu được chi phí kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận thì cần phải thực hiện đồng thời một số giải pháp như sau:

3.2.2.1 Hoàn thiện việc phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng họat động

Thực tế, Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên đã tiến hành phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu, nhưng chỉ xác định được sự biến động của tổng chi phí kinh doanh mà không đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của chi phí kinh doanh và không đánh giá được khoản mục chi phí nào biến động theo chiều tốt (xấu) để có thể đưa ra biện pháp cụ thể khắc phục tình trạng lãng phí chi phí đến từng yếu tố phát sinh ra chi phí. Chính vì Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên chỉ phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu nên chỉ có thể đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí một cách chung nhất về toàn bộ chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ kinh doanh. Sở dĩ chi nhánh chỉ tiến hành phân tích nội dung này là do

Giám Đốc cùng kế toán trưởng chưa nhận thấy được sự cần thiết của việc hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí kinh doanh, đồng thời do những hạn chế của công tác hạch toán chi phí kinh doanh nên kế toán của công ty khó có thể hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí kinh doanh. Mặt khác, Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu sẽ làm giảm chi phí trong công tác phân tích.

Qua việc phân tích nội dung này, giám đốc cùng kế toán trưởng của chi nhánh mới chỉ đánh giá tổng quát tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại chi nhánh có hợp lý hay không, chứ không thể đi sâu đánh giá chính xác nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng khoản mục chi phí cũng như không thể phát hiện được những khoản mục chi lãng phí hay các khoản chi bât hợp lý. Chính vì vậy, các giải pháp tiết kiệm chi phí được đưa ra không mang tính khả thi cao.

Trong những kỳ kinh doanh tới, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên cần phải hoàn thiện các nội dung phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo các chức năng hoạt động, phân tích chi tiết chi phí mua hàng, phân tích chi tiết chi phí bán hàng, phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp và phân tích chi phí kinh doanh theo quý. Chỉ khi hoàn thiện các nội dung phân tích tình hình chi phí kinh doanh cụ thể như trên thì chi nhánh mới có thể dựa vào quá trình phân tích đó để tìm ra các khoản mục chi phí bất hợp lý ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh và đề ra các giải pháp giảm thiểutiết kiệm c chi phí theo từng khoản mục chi phí phát sinh.

3.2.2..2. Hoàn thiện việc phân tích chi tiết các yếu tố chi phí kinh doanh theo chức năng họat động

Do Công ty TNHH TM & XNK Ngọc Nam Chi nhánh Công ty CP TM & DV Ngọc Hà tại Hưng Yên không phân tích đầy đủ các nội dung nên không thể đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh có tính khả thi nhất. Nếu tổng chi phí kinh doanh của chi nhánhcông ty có giảm nhưng trong đó có những khoản mục chi phí vẫn

tăng lãng phí cần được điều chỉnh cho hợp lý để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là điểm hạn chế có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánhcông ty.

Để khắc phục tình trạng này, giám đốc chi nhánhcông ty cùng bộ phận chịu trách nhiệm phân tích cụ thể là phòng kế toán tài chính của chi nhánhcông ty phải xây dựng kế hoạch hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí kinh doanh.

Qua việc phân tích các yếu tố chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động như: - Phân tích chi tiết chi phí mua hàng.

- Phân tích chi tiết chi phí bán hàng.

- Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Ngọc Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w