& GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI
MỤC TIÊU
- Học sinh biết được nội dung câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
- Học sinh biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện âm nhạc
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe chuyện “ Cá heo với âm nhạc”. - Học sinh trả lời câu hỉ gợi ý:
* Ở vùng Bắc Cực thời tiết như thế nào? * Đàn cá heo ở vùng đó có nguy cơ gì? * Đoàn tàu cứu hộ đã làm việc như thế nào? * Anh thủy thủ đã làm gì để cứu đàn cá heo? * Sau khi nghe nhạc đàn ca heo như thế nào?
- Giáo viên: Âm nhạc không những chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật khác.
- Học sinh kể lại câu chuyên từng phần (cá nhân).
- Học sinh hát một hai bài hát đã học để chuẩn bị qua hoạt động hai.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc
- Các nốt nhạc lần lươt có tên gọi là: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – Si .
* Trò chơi “Bảy anh em”:
Giáo viên chọn 7 em học sinh, mỗi em đại diện cho một tên nốt nhạc đứng theo thứ tự Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si .
Giáo viên gọi tên nốt nào thì em mang tên nốt ấy bước ra và nói: “Có, tên tôi là …” và giơ tay lên cao. Giáo viên gọi chậm và nhanh dần … Em nào sai là thua cuộc.
* Trò chơi: “ Khuông nhạc bàn tay”:
Giáo viên lần lượt giới thiệu tên gọi 7 nốt nhạc như trên nhưng trên vị trí khuông nhạc có khóa son:
&=====r====s====t=====u=====v====w====x=== =u=====v====w====x=== ®
Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si .
- Giáo viên giơ lòng bàn tay trái về phía học sinh và đặt cạnh khuông nhạc. đã chuẩn bị ở trên.
* Dùng ngón tay trỏ bàn tay phải đặt song song phái dưới ngón út bàn tay trái tượng trưng cho dòng kẻ phụ để chỉ nốt Đô.
* Dùng ngón tay trỏ bàn tay phải chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón út bàn tay trái để chỉ nốt Rê.
&==r==s==t==u==v==w==x® ==v==w==x®
GHI CHÚ:
Trong tiết học này các em chỉ học vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son .
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
- Học sinh hát biểu diễn một hai bài hát trước lớp (theo nhóm, cá nhân). - Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học bài hát dành cho địa phương tự chọn.
ÂM NHẠC 3
Tiết 17: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
- Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn). - Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Hướng dẫn dạy hát:
Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ …
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ô nhịp và lưu ý học sinh những tiếng có độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài. - Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca: @ é e q | Ú Q \ é e q | Ú Q(Theo nhịp) @ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú Q(Theo phách) @ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | ÚQ(Theo tiết tấu)
- Hướng dẫn luyện tập: - Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Tập biểu diễn bài hát.
ÂM NHẠC 3