Các khó khăn của hoạt động truyền thông môi trường

Một phần của tài liệu truyền thông và truyền thông môi trường (Trang 47)

Thông tin: Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về "công khai thông tin, dữ liệu về môi trường" nhưng trên thực tế việc truy cập, khai thác và sử dụng các thông tin về môi trường và tài nguyên ở nước ta hiện này còn gặp rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Các nguồn thông tin nhiều khi không ăn khớp với nhau, các nguồn thông tin nhiều khi quá chuyên môn, tản mạn, các cơ quan không chịu cung cấp. Việc cung cấp thông tin về môi trường và tài nguyên chưa được đặc biệt coi trọng. Các bản thông tin đơn giản phục vụ quần chúng còn quá ít.

Nhân sự: Hiện tại cơ quan quản lý môi trường trường hầu như chưa có một đội ngũ cán bộ truyền thông có năng lực thực sự về truyền thông môi trường và giáo dục môi trường.

Phương tiện và tài chính: Cùng với các khó khăn về nhân sự thì các phương tiện truyền thông cũng còn rất hạn chế. Ngân sách cho các hoạt động truyền thông môi trường lại không đáng kể, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan khác có rất ít ngân sách về hoạt động truyền thông môi trường.

Phương pháp: Phương pháp truyền thông chưa được sử dụng sinh động và phù hợp với các vùng địa lý khác nhau. Đặc biệt là phương pháp trực quan hoá có sự cùng

tham gia chưa được sử dụng có hiệu quả trong các chương trình nâng cao nhận thức

về môi trường, các buổi truyền thông, đối thoại trực tiếp giữa tuyên truyền viên và cộng đồng.

Sự phối hợp hoạt động: Hiện tại các cơ quan làm công tác quản lý môi trường cùng với các cơ quan truyền thông chưa có một cơ chế phối hợp hoạt động chặt chẽ, do vậy nhiều lĩnh vực thông tin bị bỏ qua, nhiều vấn đề lại được quan tâm quá mức bình thường.Nếu ta loại trừ các hoạt động truyền thông nội bộ trong từng cơ quan, thì tất cả các cơ quan đều thuộc hệ thống nhà nước, đều nhằm thực hiện các văn bản luật pháp nhà nước, đều nói về tài nguyên môi trường trên một diện tích lãnh thổ và quan trọng hơn

là cho cùng một đối tượng đó là cộng đồng địa phương tại đơn vị lãnh thổ đó. Việc thiếu sự điều phối chung, rõ ràng sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và nỗ lực của từng bên, nhiều khi đến mức vô lý.

Về các vấn đề trường: Các hoạt động truyền thông môi trường thường nhằm chủ yếu vào việc tập trung thay đổi thái độ hành vi của cá nhân, việc này đòi hỏi sự công bằng tương đối trong xã hội. Thế nhưng các vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm tạo ra những thách thức cho các hoạt động truyền thông: + Môi trường trường là lĩnh vực liên ngành và đa ngành, bao gồm một hệ thống tương tác của rất nhiều yếu tố: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - nhân văn, môi trường kinh tế - công nghệ. Nếu đề cập riêng rẽ từng yếu tố có thể chỉ cần kiến thức của chuyên ngành liên quan, nhưng nếu phân tích trên bình diện môi trường lại đòi hỏi cách nhìn hệ thống có tính đến các lĩnh vực lân cận.

+ Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường đang diễn ra hàng ngày và và tìm đâu cũng thấy, một trong những nguyên nhân của suy thoái và ô nhiễm môi trường - nhất là ở nông thôn – là từ sự đói nghèo và thiếu hiểu biết của dân địa phương.

+ Các hiện tượng tiêu cực, ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của một quá trình tích tụ của nhiều hành động ở các cấp độ trong một thời gian dài,mà các vấn đề lịch sử thì khó có thể giải quyết triệt để được.

+ Người gây ô nhiễm và người hứng chịu tình trạng đó nhiều khi lại ở cách xa nhau về thời gian, về không gian do vậy rất khó tạo ra các cuộc đối thoại để giải quyết bằng truyền thông.

Một phần của tài liệu truyền thông và truyền thông môi trường (Trang 47)