Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP MB chi nhánh Điện Biên Phủ (Trang 25)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

3.1.3.Nguyên nhân chủ yếu

3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Những biến động về giá cả, đặc biệt là xăng dầu, giá các nguồn nguyên liệu đầu vào… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đống SXKD của toàn bộ nền kinh tế. Từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NH, trong đó có MB chi nhánh ĐBP.

- Sự phát triển nóng của nền kinh tế đi đôi với lạm phát, chỉ số tiêu dùng tăng cao đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong huy động vốn giữa các NH nhằm giành giật thị phần. Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu giữ tiền mặt, các giấy tờ có giá… trong dân cư. Tình trạng lạm phát tăng cao và khó dự tính trước được như hiện nay đã làm tăng chi phí cơ hội của việ giữ tiền, làm sai lệch thông tin, từ đó gây khó khăn cho việc quyết định của cả khách hàng và ngân hàng.

Tâm lý sử dụng tiền mặt của người dân còn rất nặng nề. Hầu hết các giao dịch thanh toán đều thông qua tiền mặt, thậm chí nhiều khoản thanh toán có giá trị như mua nhà, mua đất, mua ôtô….người dân vẫn trả bằng vàng, hay ngoại tệ. Tâm lý sử dụng tiền mặt ăn sâu vào ý thức người dân đã hạn chế hình thức gửi tiền vào

ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp. Đồng thời, thói quen này cũng làm gia tăng khoản chi phí về quản lý tiền mặt của ngân hàng.

- Kinh tế thủ đô trong thời gian qua có tốc độ tăng trưởng cao, song việc huy động và giải ngân các nguồn vốn đầu tư của Hà Nội còn thấp so với nhu cầu và tiềm năng có thể khai thác được. Khu vực kinh tế tư nhân đã mở rộng về quy mô và đa dạng hơn về ngành nghề, nhưng vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Việc thanh toán, quyết toán và giải ngân của các công trình xây dựng cơ bản hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng, đặc biệt là các tổng công ty xây dựng và giao thông.

- Hàng loạt các ngân hàng TMCP đã phát triển đột phá về quy mô hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh với nhiều biện pháp như tăng vốn chủ sở hữu, phát triển sản phẩm mới, nâng cấp công nghệ… Các tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn cũng ráo riết hoàn thiện hồ sơ xin thành lập ngân hàng cổ phần.

3.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Chính sách lãi suất và các chương trình khuyến mại của chi nhánh chưa đủ hấp dẫn khách hàng. Các hình thức, dịch vụ của ngân hàng tuy phong phú song lại chưa được phổ biến.

- Hoạt động huy động vốn của chi nhánh chưa đạt hiệu quả tốt là do mạng lưới hoạt động chưa sâu sát, chỉ mới tập trung tại một số khu trung tâm, đông dân cư, các thành phố lớn. Vì thế, chi nhánh chưa thể khai thác hết được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu người gửi tiền của cản bộ làm công tác huy động vốn dân cư còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sát các nhu cầu của từng khách hàng, cũng như chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại Chi nhánh. Công tác điều hành kế toán thanh toán còn nặng nề về giải quyết sự vụ. Công tác kế toán chi tiết vẫn còn một số sai sót, bộ phận kế toán tổng hợp chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

- Ngân hàng vẫn chưa chú trọng và chưa có chiến lược Marketing tốt, việc ứng dụng marketing còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu đội ngũ chuyên tiếp thị về sản phẩm hiện đại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP MB chi nhánh Điện Biên Phủ (Trang 25)