Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cao su Mang Yang (Trang 31)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty

Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn là phân tích chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích ta tiến hành xem xét sự thay đổi của bảng cân đối kế toán tức là xem xét sự tăng giảm về mặt tổng số của tài sản

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản

Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

và nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua thực tế tại công ty chúng tôi có bảng phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn như sau: (bảng 4.1 trang33)

Qua bảng số liệu ta thấy: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua ba năm 2004-2006 liên tục tăng, cụ thể là tài sản của Công ty năm 2005 đã tăng hơn năm 2004 là 41.280.798 nghìn đồng, nâng tổng tài sản của Công ty lên 343.847.873 nghìn đồng năm 2005. Năm 2006 tổng tài sản của Công ty cũng đã tăng nhưng không bằng năm 2005, năm 2006 tài sản đã tăng lên 21.797.003 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 6,34%. Tổng tài sản của Công ty năm 2006 là 365.644.876 nghìn đồng. Trong đó:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2005 là 57.579.154 nghìn đồng chiếm 16,57% trong tổng tài sản của Công ty, tăng lên 14.488.222 nghìn đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng là 33,62%. Đến năm 2006 TSLĐ và ĐTNH của Công ty tiếp tục tăng lên 13.100.614 nghìn đồng so với năm 2005 và tốc độ tăng là22,75%, đưa tổng TSLĐ và ĐTNH của Công ty năm 2006 lên 70.679.768 nghìn đồng chiếm 19,33% trong tổng tài sản của Công ty. Ta thấy trong 3 năm TSLĐ và ĐTNH của Công ty liên tục tăng, trong đó khoản tăng đáng kể nhất là tiền mặt. Trong năm 2005 lượng tiền mặt của Công ty là 36.733.75 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2004 là 20.405.022 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 124,96% và chiếm 10,68% trong tổng tài sản của Công ty. Đến năm 2006 thì lượng tiền mặt đạt 45.493.592 nghìn đồng tăng hơn năm 2005 là 13.100.614 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 22,75%. Trong khi lượng tiền mặt liên tục tăng lên thì các khoản phải thu khách hàng của Công ty lại có nhiều biến động qua 3 năm, năm 2005 các khoản phải thu khách

Bảng 4.1: Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn ĐVT: 1.000 đồng Khoản mục 2004 2005 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 SL % SL % SL % ±% ±% TÀI SẢN A TSLĐ và ĐTNH 43.090.932 14,24 57.579.154 16,75 70.679.768 19,33 14.488.222 33,62 13.100.614 22,75 1. Tiền mặt 16.328.763 5,40 36.733.785 10,68 45.934.592 12,56 20.405.022 124,96 9.200.807 25,05 2. ĐT tài chính NH 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Phải thu KH 10.762.169 3,56 11.845.369 3,44 9.845.176 2,69 1.083.200 10,06 -2.000.193 -16,89 B TSCĐ và ĐTDH 259.476.143 85,76 286.268.719 83,25 294.965.108 80,67 26.792.576 10,33 8.696.389 3,04 1. TSCĐ hữu hình 96.892.282 32,02 128.671.495 37,42 120.615.862 32,99 31.779.213 32,80 -8.055.633 -6,26 2. ĐT TC dài hạn 2.560.794 0,85 3.626.588 1,05 5.364.892 1,47 1.065.794 41,62 1.738.304 47,93 3.XDCB dở dang 160.023.067 52,89 153.970.636 44,78 168.984.354 46,22 -6.052.431 -3,78 15.013.718 9,75 TỔNG TS 302.567.075 100 343.847.87 3 100 365.644.87 6 100 41.280.798 13,64 21.797.003 6,34 NGUỒN VỐN 0 0 0 0 A Nợ phải trả 158.494.677 52,38 179.196.968 52,12 167.380.346 45,78 20.702.291 13,06 -11.816.622 -6,59 1. Nợ ngắn hạn 30.145.038 9,96 50.402.910 14,66 45.682.493 12,49 20.257.872 67,20 -4.720.417 -9,37 2. Nợ dài hạn 128.349.639 42,42 128.794.058 37,46 121.697.853 33,28 4.44.419 0,35 -7.096.205 -5,51 3. Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 B NVCSH 144.072.398 47,62 164.650.905 47,88 198.264.530 54,22 20.578.507 14,28 33.613.625 20,42 1. VCSH 139.188.168 46,00 159.858.293 46,49 193.091.285 52,81 20.670.125 14,85 33.232.992 20,79 2. NV quỹ và kinh phí 4.884.230 1,61 4.792.612 1,39 5.173.245 1,41 -91618 -1,88 380.633 7,94 TỔNG NV 302.567.075 100 343.847.87 100 365.644.87 100 41.280.798 13,64 21.797.003 6,34

3 6

hàng tăng lên so với năm 2004 là 1.083.200 nghìn đồng với tốc độ tăng là 10,06% đưa tổng các khoản phải thu khách hàng trong năm 2005 lên 11.45.369 nghìn đồng, nhưng đến năm 2006 thì các khoản phải thu khách hàng đã giảm xuống còn 9.845.176 nghìn đồng, giảm so với năm 2005 là 2.000.193 nghìn đồng. TSLĐ và ĐTNH của Công ty liên tục tăng trong 3 năm đó là do sự ổn định của giá cả trên thị trường cùng với việc sản lượng khai thác liên tục vượt định mức đề ra, mặc dù các khoản phải thu khách hàng trong năm 2005 là có tăng lên so với năm 2004, nhưng khoản tăng lên đó là không nhiều và năm 2006 Công ty cũng đã áp dụng tốt các biện pháp thu hồi nợ, đồng thời giảm tỷ lệ chiếc khấu cho những khoản thanh toán trước thời hạn nên trong năm 2006 các khoản phải thu khách hàng đã giảm một cách đáng kể.

Từ số liệu phân tích trên ta cũng thấy rằng TSCĐ và ĐTDH của Công ty qua ba năm 2004-2006 cũng đã liên tục tăng. Năm 2005 đã tăng hơn năm 2004 10,33% tương ứng với một khoản là 26.792.567 nghìn đồng, đưa tổng TSCĐ và ĐTDH năm 2005 lên 26.268.719 nghìn đồng chiếm 83,25% trong tổng tài sản của Công ty. Năm 2006 tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty cũng đã tiếp tục tăng, nhưng mức độ tăng không bằng năm 2005. Năm 2006 đã tăng hơn năm 2005 là 8.696.389 nghìn đồng với tỷ lệ 3,04%. Trong đó:

- Tài sản cố định hữu hình: năm 2005 tài sản cố định hữu hình của Công ty chỉ có 128.671.495 nghìn đồng, chiếm 37,42% trong tổng tài sản của Công ty, tăng hơn năm 2004 là 31.779.213 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 32,80%. Nhưng đến năm 2006 tài sản cố định hữu hình của Công ty đã giảm so với năm 2005 là 8.055.633 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 6,26%. Lý do tài sản cố định hữu hình của Công ty giảm là vì đến năm 2006 Công ty đã tiến hành thanh lý một số vườn cây thực sinh trồng vào năm 1984-1986.

- Xây dựng cơ bản dở dang: chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty luôn biến động qua 3 năm 2004-2006. Năm 2005 XDCB dở dang của Công ty là 153.790.636 nghìn đồng đã giảm đi 6.025.431 nghìn đồng so với năm 2004 với tỷ lệ giảm là 3,78%. Vào năm 2005 công ty đã đưa vào khai thác một số vườn cây vì vậy chi phí xây dựng, kiến thiết đối với các vườn cây này không còn nữa nên đã làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty giảm xuống. Năm 2006 chi phí

XDCB dở dang của Công ty tăng lên 168.984.354 nghìn đồng, nhiều hơn năm 2005 là 15.013.431 nghìn đồng với tỷ lệ là 9,75%. Nguyên nhân là do công ty đã tiến hành khai hoang và trồng mới trong năm 2006 với số lượng là 346,78 ha cao su. Ta thấy qua 3 năm 2004-2006 chi phí xây dựng cơ bản của Công ty luôn biến động, đây cũng là 1 điều dễ hiểu vì đặc thù của Công ty cao su, thời gian kiến thiết cơ bản rất dài từ 5-6 năm cùng với việc luôn đầu tư để mở rộng diện tích nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang là rất lớn và luôn biến động.

Tương ứng với sự tăng lên của tài sản thì nguồn vốn của Công ty cũng liên tục tăng lên trong 3 năm. Trong đó:

- Nợ phải trả: từ năm 2004-2006 các khoản nợ phải trả của công ty cũng liên tục biến động. Năm 2005 nợ phải trả đã tăng lên 13,06% so với năm 2004 nâng tổng số lượng nợ phải trả của năm 2005 lên 179.196.698 nghìn đồng, chiếm 52,12% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Trong đó nợ dài hạn không có biến động nhiều, chỉ có nợ ngắn hạn tăng lên 20.257.872 nghìn đồng, nâng tổng số nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2005 tăng lên 50.402.910 nghìn đồng chiếm 28,12% trong tổng số nợ phải trả của Công ty. Đây cũng là điều mà ban lãnh đạo của Công ty đang rất quan tâm và lo lắng về vấn đề tài chính của Công ty vì số nợ ngắn hạn lớn chiếm gần 30% trong nợ phải trả của công ty. Năm 2006 thì số nợ phải trả của công ty đã giảm xuống 11.816.622 nghìn đồng so với năm 2005. Đây là một điều đáng mừng với Công ty vì số lượng nợ phải trả đã giảm. Trong đó nợ dài hạn phải trả đã giảm 7.096.250 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 5,51%, nợ ngắn hạn giảm 4.720.417 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,37%. Qua số liệu phân tích ta thấy nợ phải trả của Công ty năm 2006 có giảm so với năm 2005, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Năm 2006 nợ phải trả của Công ty là 167.380.346 nghìn đồng chiếm đến 45,77% trong tổng nguồn vốn của Công ty.

- Nguồn vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của Công ty đã liên tục tăng lên trong 3 năm 2004-2006. Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ có 144.072.398 nghìn đồng, nhưng năm 2005 đã tăng lên 20.578.507 nghìn đồng với tỷ lệ là 14,28% nâng tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2005 lên 164.650.905 nghìn đồng chiếm 47,88% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đến năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng lên với tỷ lệ tăng là 20,42% nâng

tổng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 lên 198.264.530 nghìn đồng chiêm 54,22% trong tổng tài sản của Công ty. Qua số liệu phân tích trên ta thấy được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm là tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cao su Mang Yang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w