Do dùng hơi nước làm chất tải nhiệt nên calorife khíhơi có cấu tạo gọn nhẹ hơn nữa do làm việc ở nhiệt độ thấp (thường dưới 2000 C) nên

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất cơm dừa nạo sấy (Trang 38)

calorife có thể chế tạo bằng kim loại màu như đồng, nhôm nên ít bị han rỉ tuổi thọ cao

4.1.5. Sàng làm nguội

Cấu tạo:

Có cấu tạo tương tự máy sấy nhưng nhỏ gọn hơn, không có hệ thống calorrife và trục chảy. Buồng sấy có cấu tạo hình hộp chữ nhật bằng thép không gỉ được lắp trên khung sường bằng các nhíp cho khả năng dao động tương tự buồng sấy. Dọc theo

BÁO CÁO QUY TRÌNH SẢN XUẤT CƠM DỪA NẠO SẤY

chiều dài thiết bị có 4 lò xo ở bốn góc. Buồng làm nguội được chia đôi làm 2 phần theo chiều dọc. Phần trên cố định và được lắp một quạt hút có cylone lắng thu hồi sản phẩm bị gió cuốn ra. Phần dưới chịu sự rung động từ hệ truyền động và động cơ. Đáy có đột lỗ để quạt thổi đưa dòng không khí vào từ dưới lên. Giữa 2 phần được nối với nhau bằng vải chùn để đảm bảo kín gió và sản phẩm không bị thổi tạt ra ngoài. Ở hai đầu của buồng làm nguội có lắp các nam châm vĩnh cửu để thu hồi kim loại sót trong sản phẩm

Hình: Tương tự máy sấy, sàng làm nguội có đáy đột lỗ để không khí làm mát thổi từ dưới lên lớp cơm dừa.

Nguyên lý hoạt động:

Sản phẩm tháo ra từ buồng sấy có nhiệt độ khoảng 800C được vít tải đưa vào sàng làm nguội. Do sự rung động của sàng kết hợp với quạt thổi sẽ tạo nên lớp sôi giả, khối sản phẩm trao đổi nhiệt với dòng không khí thổi vào. Để cân bằng áp suất và giúp quá trình trao dổi nhiệt hiệu quả quạt hút sẽ hút ra một lượng không khí tương ứng. Quá trình trao đổi nhiệt xảy ra liên tục trong thời gian khối sản phẩm lưu chuyển trong sàng, đến cuối sàng sản phẩm có nhiệt độ dưới 35°C.

Trong quá trình làm việc một ít sản phẩm thất thoát do bị cuốn theo quạt hút và rơi xuống lớp lưới sàng. Lượng này không đáng kể được thu hồi cuối ca sản xuất và đưa vào quy trình công nghệ khác.

4.2. Sự cố thường gặp cách khắc phục và phòng ngừa

Trong quá trình sản suất không tránh khỏi các sự cố hỏng hóc của thiết bị. Song do các thiết bị trên dây chuyền sản suất có cấu tạo đơn giản, gọn nên không có nhiều những sự cố đáng kể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất và chất lượng thành phẩm. Đa phần xảy ra ở các khâu xay, sấy.

Xay: Trong quá trình xay giữa motor máy xay và trục xay được truyền động bằng các dây đai curoa do máy xay phải hoạt động liên tục, nên lâu ngày các dây này trở nên chùn hoặc đứt. Làm giảm hiệu quả của máy xay hoặc gián đoạn quy trình. Mặt khác lưới xay phải chịu lực tác động liên tục do nguyên liệu đập vào nên có thể bị rách lưới làm cho kích thước sản phẩm không đạt yêu cầu

BÁO CÁO QUY TRÌNH SẢN XUẤT CƠM DỪA NẠO SẤY

Khắc Phục: Thường xuyên kiểm tra dây đai trước mổi ca sản xuất và khi vệ sinh thiết bị, lắp đúng lưới xay và kiểm tra kĩ lưới xay trước khi làm việc. Khi xảy ra sự cố có thể tạm ngưng quy trình. Trường hợp 1 dây đai chùn có thể tiếp tục làm việc đến cuối ca, do trên trục thường đường được lắp 3-4 dây. Trường hợp 2 rách lưới xay tiến hành ngừng hoạt động máy xay, thay lưới xay mới.

Sấy: Các thiết bị truyền động trong quá trình sấy được công nhân kiểm tra trước khi làm việc để đảm bảo không xảy ra sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên có trường hợp một trong các quạt hút không làm việc nguyên nhân do các dây đai truyền động bị chùn, hoặc cháy motor làm thay đổi áp suất trong buồng sấy, nguyên liệu có thể bị thổi ra hoặc không đạt yêu cầu độ ẩm.

Khắc Phục: Do thiết bị được cấu tạo bởi nhiều quạt hút và quạt thổi, nên trường hợp 1 quạt hút hỏng có thể tăng công suất các quạt hút còn lại, giảm công suất quạt thổi bằng cần điều chỉnh lưu lượng gió, đóng các cửa quan sát để nguyên liệu không thoát ra ngoài trong thời gian chờ công nhân cơ điện khắc phục.

Ngoài ra do khu vực sấy và khu vực luộc tách biệt với nhau nên trong một vài trường hợp lượng nguyên liệu đi vào buồng sấy quá lớn dễ ứ đọng, hiệu quả quá trình sấy không cao ( có thể do tuột áp suất hơi nhiệt độ sấy không đạt…).

BÁO CÁO QUY TRÌNH SẢN XUẤT CƠM DỪA NẠO SẤY

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu ISO 22 000: 2005 của công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới

2. LÊ Văn Việt Mẫn, công nghệ chế biến thực phẩm, NXB Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM. Nhiên TP.HCM.

3. Đặng Thị Yến, Công nghệ chế biến rau qua, Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Phẩm TP.HCM

4. Võ Văn Bang, Quá trình và Thiết bị Công nghệ hóa học và Thực phẩm, Tập 3 Truyền Khối, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM Truyền Khối, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM

5. Trần Thị Minh Hà, Hóa Học Thực Phẩm, Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Phẩm TP.HCM

6. Giáo Trình Hóa Sinh Thực Phẩm, Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM TP.HCM

7. Nguồn Internet

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất cơm dừa nạo sấy (Trang 38)