Về mặt pháp lý:
Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.
- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh. - Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm
nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.
- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...
- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.
Về mặt cộng đồng:
- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.
- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương. - Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do
di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.
- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương