Mục tiêu hoạt động:

Một phần của tài liệu Giáo án hoạt động ngoai giơ lên lớp 6 mới nhất năm 2015 (Trang 26)

Giúp học sinh:

- Hiểu 1 số vấn đề chủ yếu, gần gũi của các nước láng giềng để tìm hiểu, trao đổi, học tập như về nét đặc trưng, truyền thống của các dân tộc.

- Tìm hiểu về các nước nằm trong khối Asean.

- Có kĩ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó.

- Ủng hộ và quan tâm đối với những việc, hoạt động vì sự phát triển của mổi quốc gia và cộng đồng quốc tế.

II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:

1) Nội dung:

- Vài vấn đề chủ yếu mà mà học sinh cần phải biết, phải quan tâm. - Xác định trách nhiệm của người HS.

2) Phương pháp hoạt động: - Trao đổi, thảo luận. - Văn nghệ.

III/ Công tác chuẩn bị:

1) Giáo viên:

- Nêu yêu cầu cuộc thi.

- Đưa ra một số nước để học sinh chọn và tìm hiểu.

- Phối hợp GV dạy GDCD và lịch sử để tiến hành hoạt động. - Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi vừa tầm nhận biết của HS như: + Những nước nào là những nước láng giềng của Việt Nam? + Cămpu chia có di sản nào là nổi tiếng thế giới?

+ Vì sao gọi nước Lào là đất nước của triệu voi? + Nước nào có dân số đông nhất thế giới hiện nay? + Hiện nay dân số nước ta là bao nhiêu?

+ Hãy kể tên những di sản văn hoá phi vật thể ở VN được UNÉSCO công nhận?

+ Băng cốc là thủ đô của nước nào? + Nhật bản có thành phố nào nổi tiếng?

+ Hãy kể tên 10 nước nằm trong khối Asean? + ...

2) Học sinh:

- Tư liệu, sách báo, tranh ảnh...phản ánh vấn đề này. - Mỗi tổ tìm một sản phẩm để giới thiệu với bạn bè. - Vài tiết mục văn nghệ.

- Dẫn chương trình. - Trang trí.

IV/ Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Hát bài “ Cùng nhau ta đi lên”.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK. - Nêu hình thức, thể lệ cuộc thi.

- Mời GVCN làm cố vấn. Hoạt động 2: Thi tìm hiểu

* Các tổ giới thiệu kết quả sưu tầm của mình, dại diện tổ lên trình bày ý nghĩa của sản phẩm trong vòng 2 phút.( Có thể đóng vai một người Việt Nam và một người bạn quốc tế.)

Sau phần trình bày bạn Lan Vi mời GVCN đánh giá, nhận xét. Hoạt động 3: Thi hái hoa dân chủ

- Mỗi đội cử một người tham gia hái hoa dân chủ, đọc to câu hỏi rồi trả lời. BGK nhận xét, cho điểm.

- BGK công bố kết quả cuộc thi. - Xen kẽ văn nghệ.

- Tổng kết 2 phần thi, công bố đội thắng cuộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V/ Kết thúc hoạt động:

- Người điều khiển công bố tổng số điểm của các tổ đạt được và mời GVCN lên phát phần thưởng cho các tổ.

- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt việc tham gia trò chơi dân gian.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ có ý thức trong hoạt động.

Tiết 14

Chủ điểm tháng 4

“HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”

Tên hoạt động: VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC. I/ Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và có ý thức phấn đấu để góp phần xây dựng quê hương đất nước.

- Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, cộng đồng sinh hoạt. - Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể.

II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:

1) Nội dung:

- Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ. - Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. - Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

2) Phương pháp hoạt động:

- Kể chuyện, đọc thơ. Văn nghệ.

III/ Công tác chuẩn bị:

1) Giáo viên:

- Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.

- Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động.

- Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.

- Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Phúc, Xuân Nhi, Quang). - Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.

2) Học sinh:

- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Huyền; Thư ký: bạn Lan Vi.

- Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.

- Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn. - Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong xã.

- HS lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chuẩn bị tặng phẩm.

IV/ Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Bạn Lớp trưởng ( Diệu Huyền) nêu lý do cuộc thi và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc thi.

- Diệu Phúc bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ

- Bạn lớp trưởng giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30–

- Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.

- Bạn Lớp trưởng lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc hoặc những bài thơ sáng tác đã chuẩn bị của mình.

- Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.

- Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.

- Kết thúc phần văn nghệ bạn Diệu Phúc bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

V/ Kết thúc hoạt động:

- Mời đại biểu phát biểu ý kiến

- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.

- Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.

Tiết 17

Chủ điểm tháng 5

“ Bác Hồ kính yêu”

Ngày 1 tháng 05 năm 2010

Tên hoạt động: SƯU TẦM CÁC MẪU CHUYỆN VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ – CA HÁT VỀ BÁC HỒ

Thời lượng: 90 phút.

I/ Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.

- Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:

1) Nội dung:

- Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi. - Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 2) Phương pháp hoạt động:

- Thảo luận. - Văn nghệ.

III/ Công tác chuẩn bị:

1) Giáo viên:

- Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi.

- Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp.

- Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. 2) Học sinh:

- Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện… về Bác Hồ kính yêu. - Các bài hát về Bác kính yêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ảnh Bác.

- Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận.

- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lớp trưởng ; Thư ký: bạn Bình.

- Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. - Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

IV/ Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Bạn Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Thầy TPT. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hà Hải.

- Bạn Lớp trưởng lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận:

+ Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào?

+ Bạn có suy nghĩ gì về Bác?

- Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình.

- Bạn Lớp trưởng tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp.

- Bạn Lớp trưởng hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất”

- Một bạn lên bốc thăm câu hỏi.

- Bạn Lớp trưởng đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời. - Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng.

Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ

- Bạn Lớp trưởng lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.

- Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.

- Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.

- Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

V/ Kết thúc hoạt động:

- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.

- Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non.

Tiết 18

Chủ điểm tháng 5

“ Bác Hồ kính yêu”

Ngày 10 tháng 05 năm 2010

Tên hoạt động: TRAO ĐỔI VỀ NỘI DUNG 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY

Thời lượng: 90 phút.

I/ Mục tiêu hoạt động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh hiểu rõ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.

- Học sinh có thái độ tích cực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội.

II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:

1) Nội dung:

- 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi

- Những tấm gương học sinh trong trường thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 2) Phương pháp hoạt động:

- Thi giữa 4 tổ. - Văn nghệ.

III/ Công tác chuẩn bị:

1) Giáo viên:

- Thống nhất yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời gợi ý cho các em một vài vấn đề cần thảo luận.

- Phần thưởng. - 5 điều Bác Hồ dạy. 2) Học sinh:

- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lớp trưởng; Thư ký: bạn Bình.

- Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. - Phân công ban giám khảo

- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

- Phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của tổ về 5 điều Bác Hồ dạy.

IV/ Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

- Bạn lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.

- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các nhi đồng” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên.

Hoạt động 2: Thảo luận

Một phần của tài liệu Giáo án hoạt động ngoai giơ lên lớp 6 mới nhất năm 2015 (Trang 26)