Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích những tác động, ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tỉ lệ thất nghiệp thành thị U đến tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2011 (Trang 31)

R 1→ Đa cộng tuyến không hoàn hảo

4.4.4.7 Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế

Sau những kiểm định, ta thấy mô hình sau khi điều chỉnh là tương đối hoàn hảo.

Với =, ta nhận thấy rằng dấu của phản ánh tác động đồng biến của FDI với GDP của Đà Nẵng. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng FDI càng cao thì GDP tằn càng nhiều, và ngược lại. Và một lượng thay đổi tăng (giảm) của FDI đối với GDP của Đà Nẵng là 949.852%, tức FDI tăng (hay giảm) 1% thì GDP tăng (hay giảm) 949.852% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tuy chỉ có 15 quan sát và 1 biến phù hợp để ước lượng, nhưng kết quả thu được từ mô hình vẫn có thể chấp nhận được vì R2 = 0.88347 cho biết mô hình giải thích được 88.347% sự thay đổi của GDP thành phố Đà Nẵng trong khi mô hình ban đầu có R2=0.909540 tương ứng giải thích được 90.954% sự thay đổi của GDP.

Từ kết quả hồi quy của mô hình, ta đi đến kết luận đóng góp của FDI có mối quan hệ đồng biến với GDP, bởi sự tác động dương của yếu tố này lên GDP.

Thông qua kết quả mô hình hồi quy trên, ta có thể đưa ra một số biện pháp để làm tăng GDP cho Đà Nẵng cụ thể như sau: cần tăng lượng đầu tư trực tiếp FDI nhằm đạt được những kết quả tốt về GDP.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Dựa vào các kết quả phân tích trên, ta thấy rõ nguồn vốn FDI có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế đà Nẵng, có tác dụng khai thác nguồn lực nước ngoài, mở rộng hợp tác quốc tế, làm đòn bẩy khai thác tốt nguồn lực trong nước, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng. Vì thế thu hút FDI là chủ trương trọng tâm phát nhằm tăng GDP Đà Nẵng. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất là lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI theo định hướng “sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai”. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, xử lý rác nước thải và rác thải;

chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, nghiên cứu và phát triển.

Thứ hai, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước

ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận...

Thứ ba, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của

vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy

chứng nhận đầu tư. Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảo các yêu cầu như: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường....

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp

phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện.

Thứ sáu, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt

động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp Giấy CNĐT.

Thứ bảy, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu

tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Phát triển bền vững là mục tiêu trong dài hạn và là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh Đà Nẵng . Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng cho quá trình theo đuổi mục tiêu này. Sự phát huy có hiệu quả và kết hợp hài hòa giữa nguồn lực trong và ngoài nước là những nhân tố chính đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng kinh tế.

Việc điều chỉnh chính sách nâng cao chất lượng dòng vốn ĐTNN vào thời điểm thích hợp sẽ góp phần phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp cho thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/diem_bao? p_pers_id=&p_folder_id=9370276&p_main_news_id=32883542&p_year_sel= http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/diem_bao? p_pers_id=&p_folder_id=9370276&p_main_news_id=32926891 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12835 http://ktxh.danangcity.gov.vn/home/home.aspx?page=bang-thong- ke&id=Sunbiz_30596869532 http://www.ictdanang.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3695 http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/mot-so-van-de-ve-that-nghiep.html

Một phần của tài liệu Phân tích những tác động, ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tỉ lệ thất nghiệp thành thị U đến tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2011 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w