23. Nguyễn Mộng Huy Sinh năm
GIAO LƯU GIỮA RỐI NƯỚC NGUYÊN XÁ VỚI BÊN NGOÀ
Thăm quan và biể diễn ( ghi tượng trưng )
• Tháng 03 năm 1956, biểu diễn và trao đổi nghệ thuật với đoàn múa rối Radost – Tiệp Khắc cũ tại Hà Nội.
• Năm 1958, tham gia hội diễn văn công toàn miền Bắc tại Hà Nội.
• Năm 1964, tham gia hội nghị sưu tầm nghệ thuật dân gian do Bộ văn hoá tổ chức tại Nguyên Xá.
• Năm 1969, biểu diễn mừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại Chí Linh Đông Triều.
• Năm 1974, tham gia hội nghị khoa học chuyên đề về rối nước tại Hà Nội.
• Năm 1984, biểu diễn tại Pháp - Đức – Ý – Hà Lan.
• Năm 1991, diễn làm phim với Nhật.
• Năm 1993, thăm quê hương Bác Hồ – Sầm Sơn.
• Năm 1994, thăm cố đô Huế – Hoa Lư – Sầm Sơn, tham gia liên hoan múa rối toàn quốc tại Hà Nội.
• Năm 1995, diễn làm phim với Nhật.
• Năm 1998, thăm Vịnh Hạ Long, thăm Bái Tử Long.
• Năm 2001, tham dự liên hoan múa rối Thái Bình, diễn mừng đại hội đại biểu đảng lần thứ IX tại công viên nước Hồ Tây.
• Năm 2002, bắt đầu diễn tại công ty du lịch quốc tế Tuần Châu.
• Năm 2004, tham gia Festival Huế tại hồ Tĩnh Tâm và sông Hương.
• Năm 2005, tham gia liên hoan rối nước toàn quốc tại hồ Âu Cơ - Đền Hùng – Phú Thọ.
• 2002 – 2004, diễn tại bảo tàng dân téc học.
Sù giao lưu của phường rối nước Nguyên Xá với các đoàn múa rối các nước và báo chí Pháp.
Tháng 03 năm 1957, nghệ sĩ Rxaifanda của Tiệp Khắc cũ xem và giao lưu với rối nước phường Nguyên Xá, Thái Bình
Ngày 04 tháng 12 năm 1965, đoàn rối Hồ Nam – Trung Quốc ( hay đoàn rối Bí Ảnh – Trung Quốc ) đến xem và giao lưu với phường rối Nguyên Xá, Thái Bình.
Ngày 02 tháng 05 năm 1970 nghệ sĩ Otxtorava của Tiệp Khắc cũ xem và giao lưu phường rối nước Nguyên Xá, Thái Bình.
Về chuyến lưu diễn tại Tây Âu các bài báo viết :
“Rối nước là linh hồn của đồng ruộng Việt Nam. Buổi biểu diễn bắt đầu từ một lâu đài đẹp, với những nét cong uốn lung linh ánh đèn phản chiếu trên mặt nước. Tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã nổi lên, một rừng cờ màu sắc xuất hiện làm xao động mặt nước, một nhân vật mình trần, vận chiếc khố nhỏ vào trò. Rồi chú tễu biến đi, nhường chỗ cho những con rồng kỳ lạ, mình lấp lánh vẩy vàng, uốn lượn phun lửa, phun nước thực sự khiến cho sân khấu vô cùng sinh động. Người ta chỉ còn há hốc mồm ngạc nhiên thán phục”
Báo Giải Phóng,Pháp, ngày 07 tháng 03 năm 1984
“Những con vật sống dưới nước thần kỳ, những con rối nghìn đời bằng sơn gỗ, biết đụng nhau như những con vật thực sự, biết vùng vẫy bơi trên nước, lần đầu tiên bước ra khỏi biên giới Việt Nam… những con cá trêu cợt người câu, những con trâu chen chúc xô đẩy nhau dưới nước, những con rùa con, những con vịt và cả nguồn thực vật cây cối, tạo ra một ảo giác đem đến một cảm xúc về một thế giới thật nên thơ và giản dị”.
Ca-tê-ri-na Hem-bơ-lốt
Báo Le monite, ngày 10 tháng 03 năm 1984
“Rối nước ta hãy tưởng tượng một cái ao nước đục, bỗng xuất hiện nghìn lẻ một con vật, được điều khiển khéo léo nh mơ, bởi những nghệ sĩ nắm chắc bí quyết nghề nghiệp.
Những con rối hoạt động trên mặt nước trong cảnh nửa nh ảo thuật, nửa nh kịch châm biếm. Đây cũng là nơi Èn trú của những loài vật có sức cám dỗ
Rối nước được biết đến từ thế kỷ XI, hiện nay còn tồn tại ở nhiều làng xã thuộc đồng bằng sông Hồng. Theo các dòng sông, hồ, ao nó biểu hiện cuộc sống ngày nay của nhân dân Việt Nam”.
Alin Uy Be
Báo Le matin de Paris, ngày 04 tháng 03 năm 1984
“Sự khám phá kỳ diệu về những con rối nước Việt Nam, múa rối nước, nghệ thuật dân gian huyền thoại và kỳ ảo trên mặt nước. Sù phát triển chãi loà, một cuộc sống thần tiên, ngây thơ, sự giải trí nhường chỗ cho lòng kính trọng”
Báo Thập Tự, Pháp, ngày 10 tháng 10 năm 1984
“Những con rối nước, linh hồn của đồng ruộng Việt Nam. Loại hình Êy đang ở đây, dẫn dắt chúng ta vào một cảnh thần tiên, và chỉ tồn tại ở nơi nào có nước và lửa hoà với nhau”
Báo Giải Phóng, Pháp, ngày 07 tháng 03 năm 1984
“Múa rối nước Việt Nam đang mở cuộc tiến công vào khán giả phương tây”
Báo Buổi Sáng, ngày 03 tháng 04 năm 1984
“Chớ bá qua, múa rối nước thật tuyệt vời… đừng bỏ lỡ cảnh diễn này, ở đó ta có thể thấy những con rối tiến hoá nh có phép thuật điều khiển”.
Telena, ngày 29 tháng 03 năm 1984
Phần V