CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY DẦU TINH LUYỆN (Trang 43)

6.1. Những nguyên tắc trong thiết lập mặt bằng6.1.1. Nguyên tắc tiết kiệm 6.1.1. Nguyên tắc tiết kiệm

Kết hợp các công trình hợp lý để tiết kiệm diện tích xây dựng, giảm chi phí. Cần tránh những xây dựng thừa là tốn vật liệu xây dựng, đồng thời gây tốn kém cho việc xây dựng và tốn kém trong việc sử dụng và bảo quản thực phẩm về sau.

Trước tiên cần chú ý mấy điển: giảm diện tích xây dựng đến mức tối thiểu, nên bỏ bớt những công trình phụ không cần thiết. Lãnh thổ nhà máy nên xây dựng có giới hạn, không nên tràn lan. Cố gắng phối hợp những ngồi nhà nhỏ thành một ngôi nhà lớn. Khi đó vừa tiết kiện vật liệu vừa tiện lợi cho sản xuất, giảm lãng phí trong khâu vận chuyển.

6.1.2. Nguyên tắc thiết lập chiều cao

Tùy đặc trưng của từng quy trình công nghệ, tính chất của nguyên liệu, bán chế phẩm mà quy định số tầng nhà của phân xưởng sản xuất chính.

6.1.3. Nguyên tắc bố trí phân xưởng chính, phụ

Mặt tiền nhà máy phải hướng ra đường cái chính để thuận tiện giao dịch, tiếp thị…Các công trình phụ phải bố trí ở sau khu vực trung tâm nhà máy. Nếu phân xưởng nào có phát sinh khói bụi, khí độc gây ô nhiểm….phải bố trí ở cuối hướng gió hoặc cần phải có trạm xử lý cục bộ trước khi thải ra môi trường xung quanh.

6.1.4. Nguyên tắc bố trí giao thông nội bộ

Ưu tiên sử dụng đường một chiều, giảm tối đa số giao lộ trong hệ thống giao thông của nhà máy để đảm bảo an toàn. Nếu sử dụng đường 2 chiều thì phải đảm bảo độ rộng cần thiết (6 ÷ 8 m), còn đường một chiều (4 ÷ 5 m), có thể trải nhựa hoặc bê tông tùy theo yêu cầu. Xung quanh nhà máy phải có tường bao quanh và trồng một hàng cây để tránh bụi.

6.2. Các công trình trên mặt bằng

- Nhà xe và nhà bảo vệ - Nhà hành chính - Phòng trưng bày

- Phân xưởng sản xuất chính

- Phòng phát triển sản phẩm, phòng kiểm tra chất lượng. - Lò hơi.

- Kho nhiên liệu. - Kho nguyên liệu.

- Kho thành phẩm và xưởng đóng thùng. - Nhà ăn.

- Sân ô tô.

- Khu vực thoát nước. - Các công trình phụ.

6.3. Bố trí các công trình trên mặt bằng6.3.1. Phòng trưng bày sản phẩm 6.3.1. Phòng trưng bày sản phẩm

Phòng trưng bày sản phẩm nên được đặt ở chính diện, gần cổng chính để thuận lợi cho việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

Diện tích phòng trưng bày: 216m2. Chiều rộng: 12m

Chiều dài: 18m

6.3.2. Nhà hành chính

Nhà hành chính bao gồm tất cả bộ phận lãnh đạo, quản lý như giám đốc, phó giám đốc, phòng quản trị, cung tiêu kế hoạch, tổ chức, tài vụ, phòng khách…

Diện tích trung bình cho mỗi người làm việc là 4m.

Nhà hành chính được bố trí phía trước nhà máy, qua phòng trưng bày là sẽ đến nhà hành chính, thuận tiện cho việc làm việc, nhân viên đi về tiện nhất.

Kích thước nhà hành chính: Chiều rộng: 24m

Chiều dài: 45m Diện tích: 1080m2

6.3.4. Phòng bảo vệ

Hai phòng bảo vệ ở 2 cổng của nhà máy, mỗi phòng có kích thước như sau: Chiều rộng: 6m

Chiều dài: 6m Diện tích 36 m2.

6.3.5. Nhà ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà ăn được đặt gần nhà hành chính, phân xưởng chính để thuận tiện cho việc ăn uống của công nhân.

Chọn nhà ăn có kích thước như sau: Chiều rộng: 12m

Chiều dài: 24m Diện tích: 288m2

6.3.6. Phân xưởng sản xuất chính6.3.6.1. Kho nguyên liệu 6.3.6.1. Kho nguyên liệu

Kho này để chứa mọi thứ nguyên vật liệu cần thiết cho nhà máy, mỗi loại được để ở những ngăn riêng biệt. Kho nguyên liệu được đặt cuối phân xưởng, gần đường chuyên chở để thuận tiện cho việc vận chuyển.

Lượng nguyên liệu sử dụng tối đa trong 1 ngày: 56 tấn/ngày Xây dựng kho nguyên liệu để chứa trong 15 ngày sản xuất. Vậy lượng nguyên liệu dự trữ trong 1 tháng là: 840 tấn

Đậu nành được xếp trong các bao 50kg, cứ mỗi 1m2 thì xếp được 2 bao, các bao xếp thành 15 chồng. Vậy mỗi m2 xếp được một lượng nguyên liệu là: 2 x15 x50 = 1,5 tấn

Hệ số sử dụng của kho là 0,7. Vậy diện tích thực sự của nhà kho là:9523,8m2 Diện tích mở rộng chiếm 20% diện tích kho, nên diện tích thiết kế là:

9523,8 + 9523,8 x 0,2 = 11428,57m2 Chọn nhà kho có kích thước như sau: Chiều rộng: 100m

Chiều dài: 120m Diện tích: 12000m2

6.3.6.2. Kho thành phẩm

Sản phẩm sau khi đóng chai sẽ được đưa vào kho thành phẩm. Kho này cần phải kín, duy trì ở nhiệt độ khoảng 370C, chiều cao phòng khoảng 2,2m.

Kho thành phẩm được đặt cuối phân xưởng sản xuất, cũng chính là cuối dây chuyền sản xuất.

Chọn kích thước cho kho thành phẩm: Chiều rộng: 100m

Chiều dài: 120m Diện tích: 12000m2

6.3.6.3. Xưởng đóng thùng

Thành phẩm sẽ được đưa qua xưởng đóng thùng và vận chuyển ra ngoài.

Xưởng đóng thùng được đặt cạnh kho thành phẩm, gần đường vận chuyển, đem phân phối đi sử dụng.

Lượng dầu dự tính 1 ngày: 50 tấn => tương đương 50000 chai 1 lít Đóng vào thùng giấy, mỗi thùng 2 chai =< số thùng 2500 thùng

Thông thường 1m2 xếp được 6 thùng, xếp cao 10 chồng => diện tích cần 41,6m2

Tổng diện tích cần là 500m2.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY DẦU TINH LUYỆN (Trang 43)