Rủi ro trong thanh toán và giải pháp phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I (Trang 25 - 27)

a. Rủi ro trong thanh toán:

Rủi ro trong thanh toán là trường hợp khách hàng không trả tiền hoặc xảy ra tình trạng nợ khó đòi.

Đối với XNDPTW I, mặc dù tỷ lệ Xí nghiệp bán chịu cho khách hàng là cao nhưng trong những năm gần đây Xí nghiệp hầu như không có rủi ro về thanh toán đáng kể. Rủi ro ít vì hầu như Xí nghiệp chỉ thực hiện bán chịu rộng rãi với điều kiện tương đối lỏng cho đối tượng khách hàng gián tiếp, mà họ phần lớn là các doanh nghiệp thuộc khối trung ương, có uy tín cao nên việc thanh toán là đầy đủ.

Nếu có rủi ro thì giá trị của lượng hàng đó là nhỏ. Chẳng hạn: Có trường hợp, người đại diện mua hàng của Công ty dược Bắc Ninh tới mua hàng của Xí nghiệp như mọi lần và thực hiện thanh toán chậm trả với khối lượng hàng mua ít. Đến thời hạn Xí nghiệp gửi hoá đơn đòi nợ công ty này thì họ bảo rằng người đó đã nghỉ việc ở công ty. Thật ra đó là trường hợp cá nhân lừa đảo, anh ta cùng

một lúc thực hiện vụ việc với nhiều doanh nghiệp khác nhau nên giá trị hàng đối với mỗi doanh nghiệp là không lớn.

Tuy là rủi ro ít xảy ra nhưng Xí nghiệp cũng rất cẩn thận khi bán hàng. b. Giải pháp phòng rủi ro và xử lý nợ quá hạn:

Khi mua bán hàng hoá với khối lượng lớn, Xí nghiệp đều có hợp đồng đi kèm. Trong hợp đồng ghi rõ nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Hợp đồng là một căn cứ pháp lý quan trọng, góp phần đảm bảo khách hàng không trốn tránh thanh toán.

Xí nghiệp cố gắng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Nếu họ muốn mua chịu thì sẽ cho họ chịu và đòi hỏi phải đáp ứng điều kiện kèm theo.

Xí nghiệp luôn tìm hiểu và nắm rõ thông tin về khách hàng của mình. Thông tin này được Xí nghiệp tìm hiểu qua nhiều nguồn như:

- Từ các doanh nghiệp khác

- Từ những người dân trong vùng đó ( nếu là ở các tỉnh, huyện) - Từ ngân hàng …

Sau khi bán hàng được một tuần, mặc dù chưa đến thời hạn thanh toán thì Xí nghiệp cũng luôn nhắc nhở họ bằng cách gọi điện nhắc họ thời hạn thanh toán. Nếu như họ chưa thanh toán nợ cũ mà lại muốn mua hàng mới thì Xí nghiệp buộc họ phải thanh toán ít nhất một phần nợ cũ mới cho mua tiếp.

Khách hàng của Xí nghiệp thì có nhiều cho nên nếu có rủi ro xảy ra thì một khách hàng sẽ không đáng kể so với doanh thu Xí nghiệp thu về. Hơn nữa thường thì Xí nghiệp chỉ cho phép các quầy hàng nợ từ 1 đến 2 chục triệu đồng.

Xí nghiệp cũng có tổ chức đội quản lý nợ, thực ra họ cũng chính là những người bán hàng của Xí nghiệp. Khi đến thời hạn mà khách hàng chưa thanh toán thì họ sẽ liên tục đến gặp khách hàng để nhắc nhở phải thanh toán. Nhưng nếu có quá thời hạn qui định mà chưa thanh toán thì nhất là đối với các khách hàng quen thuộc Xí nghiệp không phạt gì khi họ thực hiện thanh toán sau đó. Xí nghiệp cũng có sự dễ dàng hơn đối với đối tượng mà Xí nghiệp bán gián tiếp, nếu họ có thanh toán chậm một chút cũng không sao bởi vì là Xí nghiệp còn mua NVL của họ.

Nói chung khi bán hàng Xí nghiệp phải luôn cố gắng để có thể thu tiền về. Nếu là khách hàng mua lần đầu, thuộc đối tượng Xí nghiệp bán gián tiếp thì Xí nghiệp chỉ chấp nhận phương thức thanh toán ngay. Đến các lần sau thì Xí nghiệp có thể cho họ mua chịu nếu lần đầu thực hiện tốt việc thanh toán.

Nếu xảy ra nợ quá hạn thì sẽ thực hiện phạt tính theo lãi suất ngân hàng. Nhưng thực tế hầu như Xí nghiệp chưa áp dụng hình thức này, vì muốn giữ khách hàng nên nếu có quá thời hạn vài ngày mà thanh toán đủ thì cũng không phạt. Nhưng có thể là lần sau sẽ ít tin tưởng ở khách hàng đó nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w