Góc với đường tròn

Một phần của tài liệu GIAO AN TOAN 9 (Trang 38 - 40)

xúc ngoài. Dựng được tiếp tuyến của đường tròn đi qua một điểm cho trước ở trên hoặc ở ngoài đường tròn.

- Biết khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác.

Về kỹ năng:

- Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường tròn và đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2.

- Vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập và một số bài toán thực tế.

định vị trí tương đối của hai đường tròn này trong các trường hợp sau:

a) Điểm M nằm ngoài đường thẳng AB. b) Điểm M nằm giữa A và B.

c) Điểm M nằm trên tia đối của tia AB (hoặc tia đối của tia BA).

Ví dụ. Hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Gọi M là trung điểm của OO'. Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AM, cắt các đường tròn (O) và (O') lần lượt ở C và D. Chứng minh rằng AC = AD.

VII. Góc với đường tròn tròn

1. Góc ở tâm. Số đo cung.

- Định nghĩa góc ở tâm.

- Số đo của cung tròn.

Về kiến thức:

Hiểu khái niệm góc ở tâm, số đo của một cung.

Về kỹ năng:

Ứng dụng giải được bài tập và một số bài toán thực tế.

Ví dụ. Cho đường tròn (O) và dây AB. Lấy hai điểm M và N trên cung nhỏ AB sao cho chúng chia cung này thành ba cung bằng nhau:

AM = MN = NB.

Các bán kính OM và ON cắt AB lần lượt tại C và D. Chứng minh rằng AC = BD và AC > CD.

2. Liên hệ giữa cung

và dây. Về kiến thức: Nhận biết được mối liên hệ giữa cung và dây để so sánh được độ lớn của hai cung theo hai dây tương ứng và ngược lại.

Về kỹ năng:

Vận dụng được các định lí để giải bài tập.

Ví dụ. Cho tam giác ABC cân tại A và nội tiếp đường tròn (O). Biết  = 50°. Hãy so sánh các cung nhỏ AB, AC và BC.

3. Góc tạo bởi hai cáttuyến của đường tròn. tuyến của đường tròn.

- Định nghĩa góc nội tiếp.

- Góc nội tiếp và cung bị chắn.

- Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung.

- Góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn.

- Cung chứa góc. Bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.

Về kiến thức:

- Hiểu khái niệm góc nội tiếp, mối liên hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn.

- Nhận biết được góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung.

- Nhận biết được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn, biết cách tính số đo của các góc trên.

- Hiểu bài toán quỹ tích “cung chứa góc” và biết vận dụng để giải những bài toán đơn giản.

Về kỹ năng:

Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập.

Ví dụ. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O, R). Biết  = α (α < 90°). Tính độ dài BC.

Ví dụ. Cho tam giác ABC vuông ở A, có cạnh BC cố định. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác trong. Tìm quỹ tích điểm I khi A thay đổi.

4. Tứ giác nội tiếp đường tròn.

- Định lí thuận. - Định lí đảo.

Về kiến thức:

Hiểu định lí thuận và định lí đảo về tứ giác nội tiếp.

Về kỹ năng:

Vận dụng được các định lí trên để giải bài tập về tứ giác nội tiếp đường tròn.

Ví dụ. Cho tam giác nhọn ABC có các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. Nối DE, EF, FD. Tìm tất cả các tứ giác nội tiếp có trong hình vẽ.

5. Công thức tính độ dài đường tròn, diện tích hình tròn. Giới thiệu hình quạt tròn và diện tích hình quạt tròn.

Về kỹ năng:

Vận dụng được công thức tính độ dài đường tròn, độ dài cung tròn, diện tích hình tròn và diện tích hình quạt tròn để giải bài tập.

Không chứng minh các công thức S = πR2 và C = 2πR.

Một phần của tài liệu GIAO AN TOAN 9 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w