PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 30)

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về «Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 – 2010 » đã phát triển về lý luận, khái quát rộng hơn và được điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, bước đi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đó là:

« Xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển bền vững với nhịp độ tăng trưởng cao, trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tăng năng sất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, công bằng, dân chủ, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước »

Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất – kinh doanh - dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội mà ở đó nông dân đóng vai trò quyết định, bởi giai cấp nông dân là một lực lượng chính trị - xã hội, là lực lượng sản xuất quan trọng, nông dân và nông thôn còn là nơi lưu giữ kho tàng văn hoá dân tộc. Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới, có thể đánh giá rằng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nhờ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với tốc độ khá cao, nâng cao được năng suất, chất lượng, hiệu quả mà an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường thế giới. Nhờ chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất cùng với tăng đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà bộ mặt nông thôn ở nhiều vùng trong nước đã có những thay đổi rõ rệt. Ðời sống vật chất và tinh thần của dân

cư nông thôn mà chủ yếu là nông dân đã được cải thiện về căn bản, trong đó xóa đói, giảm nghèo là một thành tựu nổi bật.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, điều quan trọng trước hết là mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương cần phải quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng và đặc điểm kinh tế – xã hội hiện nay ở nước ta để vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và trong công nghệ sản xuất ; mở những ngành nghề phù hợp trong nông thôn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản ; tập trung mọi nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng trong nông thôn ; đặc biệt là hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi , hệ thống giao thông, …đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất…

Ngoài ra, trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, chính sách của Nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng cần được đổi mới theo hướng khai thác các định chế của WTO để hỗ trợ, ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cho nền kinh tế những cơ hội phát triển mới trong đó có nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, quá trình tiến đến đài vinh quang, bao giờ cũng có những có những “hy sinh”, mất mát nhất định. Những quy định của WTO cho thấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực chịu sự hy sinh nhiều nhất trước những tác động từ bên ngoài khi chúng ta thực hiện các cam kết với WTO. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chính sách đó một mặt phải bảo đảm phù hợp với các định chế của WTO, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, mặt khác khai thác triệt để những quy định của WTO đối với những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi để có thể tối đa hoá sự hỗ trợ đối với nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Để làm chuyển biến khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề tiên quyết là phải

có chủ trương chính sách đúng. Chúng ta đã có Nghị quyết mới do Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá X). Tuy nhiên, sau khi có chủ trương chính sách đúng, nhân tố quyết định lại là con người. Do đó cần đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức được đội ngũ cán bộ và các chuyên gia - những người, những bộ phận, những lực lượng có trọng trách chính trong việc “chèo lái” con thuyền “tam nông”. Bộ phận nòng cốt này bao gồm các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ khuyến nông…làm công tác chỉ đạo ở Trung ương và trực tiếp làm việc ở nông thôn, và trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm cả đội ngũ cán bộ của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và các địa phương). Nông dân nước ta chiếm hơn 70% dân số; sinh ra và lớn lên trong một nền sản xuất nhỏ, tư rưởng, tập quán còn mang nặng tính tiểu nông, tự cấp, tự túc, kết cấu hạ tầng còn thấp kém thì nhiệm vụ và bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải bắt đầu từ nâng cao dân trí, từ thay đổi tập quán canh tác với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, từ việc thực hiện các chương trình dự án, có mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng những mô hình, những điểm sáng sát hợp với mỗi vùng để nhân dân học tập.

Chính vì thế, nhiệm vụ xây dựng con người kiểu mới cho nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là công việc hết sức nặng nề, khó khăn, con người vừa phải mang những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam đã được hình thành và phát triển trong lịch sử ; đồng thời cần có những phẩm chất mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo nên nhân cách được phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo…

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không phải chỉ là trách nhiệm, việc làm riêng của Đảng, Chính phủ hay của giai cấp nông dân, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tập trung nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, mọi thể nhân và pháp nhân; nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô ngành nghề kinh doanh, nếu có liên quan đến ngành nông nghiệp, người nông dân và khu vực nông thôn thì đều phải có trách nhiệm chung tay với Nhà nước, chung sức với người nông dân để

giải quyết. Hơn lúc nào hết, đây là lúc phải huy động sự liên kết chặt chẽ giữa các “nhà” để thúc đẩy khu vực nông thôn, nông nghiệp bứt lên, vượt qua khó khăn thách thức, tạo bước phát triển mang tính đột phá. Đó mới chính là phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc trong việc tìm kiếm những giải pháp khả thi để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) về «Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2020 », một trong ba nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong Kết luận hội nghị Trung ương 10 (Khoá IX) « Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao đời sống văn hoá nền tảng tinh thần của xã hội ». Công tác tư tưởng cần tập trung tạo sự thống nhất về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi để mỗi ngành, mỗi cấp nhận rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, phát huy tính tự giác, tính chủ động sáng tạo trong từng con người. Đó chính là nguồn lực nội sinh đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 30)