Giảm thiể uô nhiễm tiếng ồn và rung động

Một phần của tài liệu Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường uy ban q phunhuan (Trang 59)

I. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1.2.4.Giảm thiể uô nhiễm tiếng ồn và rung động

3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

3.1.2.4.Giảm thiể uô nhiễm tiếng ồn và rung động

Chủ đầu tư áp dụng triệt để các biện pháp khống chế tiếng ồn sẽ làm giảm đáng kể tác động tới sức khỏe công nhân và dân cư tại khu vực xung quanh. Đơn vị thi công dự kiến sẽ áp dụng một số biện pháp giảm thiểu tiếng ồn sau:

Biện pháp đơn giản nhất là phân bố thời gian làm việc hợp lý, tập trung thi công vào ban ngày; không thi công các công việc có khả năng gây độ ồn cao vào ban đêm;

Sử dụng máy khoan cọc nhồi và bê tông thương phẩm trong thi công để tránh nguồn ồn do máy trộn bê tông và máy đóng cọc gây ra. Để hạn chế tiếng ồn và chấn động trong quá thi công đóng cọc móng công trình, sử dụng loại máy ép thủy lực để nén cọc xuống độ sâu cần thiết, không sử dụng loại búa Diezel để đóng cọc vì khi đó sẽ phát sinh tiếng ồn và chấn động rất lớn,

Quy định chế độ vận hành của xe vận chuyển và chế độ bốc dỡ nguyên vật liệu hợp lý, tránh vận chuyển vào các giờ cao điểm để tránh ảnh hưởng về giao thông cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt của công nhân và người dân trong các khu vực lân cận;

Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong vận chuyển và hoạt động.

Điều phối các hoạt động xây dựng, lắp đặt để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn;

Sử dụng các thiết bị và máy móc thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bê tông bằng búa thủy lực vào thời gian cho phép (từ 6h – 18h) và hạn chế tối đa các nguồn ồn vào ban đêm;

Trang bị các thiết bị chống ồn như nút bịt tai cho công nhân xây dựng khi thi công gần các nguồn phát sinh độ ồn cao.

- Mức độ khả thi và hiệu quả của biện pháp

Các biện pháp đều có mức độ khả thi cao, có khả năng giảm thiểu được tác động của tiếng ồn.

Một phần của tài liệu Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường uy ban q phunhuan (Trang 59)