Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN (Trang 58)

Vốn luôn luôn là vấn đề cực kì khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, tiêu thụhàng Nông sản nói chung và Rau quả nói riêng. Để giải quyết vấn đề này thì Tổng công ty cần chủ động tạo vốn kinh doanh cho mình và từ các nguồn trong nước và nước ngoài.

3.2.2.1. Đối với ở trong nước

+ Huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, mặc dù có rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn này nhưng Tổng công ty cần coi đây là một nguồn vốn quan trọng cần được khai thác.

+ Vốn ngân sách nhà nước cấp: Đây cũng là một nguồn vốn không thể thiếu với Tổng công ty trong những năm qua và những năm sau nay. Nguồn vốn này thường được đầu tư vào xây dựng cơ bản.

+ Huy động từ chính lợi nhuận tích luỹ (tăng% lợi nhuận để lại vào vốn sản xuất) của Tổng công ty, đây là một nguồn vốn cơ bản và lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh.

+ Vay từ các khách hàng quen thuộc của Tổng công ty, đặc biệt là các khách hàng có sức mua lớn và có quan hệ lâu dài. Thông qua việc ứng trước tiền hàng thángTổng công ty sẽ bán cho họ.

+ Đặc biệt trong thời gian tới ta không thể không kể đến một hình thức huy động vốn được coi là hiệu quả, nó kích thích sự phát triển của ngành nói riêng và của đất nước nói chung đang được nhà nước khuyến khích áp dụng. Đó chính là hình thức cổ phần hó doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty. Cổ phần hoá các doang nghiệp của Tổng công ty là một chủ trương rất phù hợp với điều kiện kinh tế trong giai đoạn tới, khi mà thị trường chứng khoán đac ra đời, nó cho phép quá trình cổ phần hoá được đẩy mạnh và mạnh hơn. Cổ phần hoá là biện pháp huy động được nguòn vốn dư thừa trong cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty cũng như người dân. Thực hiện cổ phần hoá thứ nhất là để tăng nguồn kinh doanh của các đơn vị trong Tổng công ty, thứ hai là nó tăng trách nhiệm của mỗi người trong đơn vị.

3.2.2.2. Đối với nguồn vốn từ nước ngoài

Vốn huy động từ đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những đối tác có máy móc công nghệ cao.

Trong tình trạng hiện nay là rất phù hợp với Tổng công ty vì Tổng công ty đang trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy móc công nghệ để thực hiện bước nhảy vọt về công nghệ chế biến Rau quả trong tương lai là rất hữu ích. Ngoài Tổng công ty có thể vay của các tổ chức lượng thực và nông nghiệp thế giới -FAO.

Tổng công ty cần tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất rau quả với các hình thức đa dạng như hợp tác sản xuất kinh doanh, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổng công ty cũng cần chú trọng liên doanh với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm như Hoa kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Israel... để sản xuất, chế biến, vận chuyển, tổ chức xuất khẩu rau quả. Việc hợp tác liên doanh với nước ngoài giúp Tổng công ty tháo gỡ được những khó khăn về giống cây trồng chất lượng cao, kỹ thuật thâm canh. Tổng công ty cần học hỏi những kinh nghiệm về tạo giống, tổ chức quản lý sản xuất, sử dụng công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu của các đối tác nước ngoài và đề nghị họ từng bước chuyển giao công nghệ này cho Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty xây dựng các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài khi các đối tác này hợp tác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Những nguồn vốn huy động được phần lớn là để xây dựng mô hình sản xuất Rau quả xuất khẩu khép kín, đặc biệt là đầu tư hiện đại các dây chuyền sản xuất.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w