Hướng dẫn nguyên tắc thiết lập hệ thống bảovệ bằng trạm catốt

Một phần của tài liệu ĂN mòn và bảo vệ CÔNG TRÌNH KIM LOẠI (Trang 31)

- Nguyên tắc cơ bản xây dựng thiết kế chốngăn mòn.

17.2.Hướng dẫn nguyên tắc thiết lập hệ thống bảovệ bằng trạm catốt

Hệ thống trạm catốt phức tạp hơn thiết bị Protectơ, vì vậy cần phải tuân thủ các quy định để lắp đặt, vận hành hệ thống trạm catốt để đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra thiết bị, vật tư trạm catôt: Phải kiểm tra trạm để đảm bảo an toàn hoạt động của công trình. Các thông số cần phải lưu ý là nguồn điện cấp đầu vào, đầu ra, đặc trưng kỹ thuật của máy catốt.

Điện cực anốt có nhiều loại được sử dụng: Điện cực oxit kim loại, Ti- Rudtindy, Ferosilic, thép..., tuỳ theo thiết kế. Cần phải kiểm tra đặc tính kỹ thuật của anôt và phụ kiện đi kèm theo hướng dẫn thiết kế.

- Kiểm tra độ sâu giếng anốt ( hoặc hố đặt anôt). Bố trí điện cực anốt sâu dưới đất , chỗ có điện trở nhỏ nhất.

- Các phụ kiện đặt định vị điện cực anốt trong giếng anôt: Goăng định vị, vành và cọc định vị, cột chống, giá đỡ anốt; ống thông khí...

- Đưa chất bọc vào giếng anôt phải tuân thủ đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà thiết kế, cung cấp.

- Việc đặt định vị điện cực anốt là khâu rất quan trọng, vì vậy phải đảm bảo lắp đúng hướng dẫn kỹ thuật. Chùm anốt sẽ có thể được đặt trong giếng anôt ở độ sâu đến 30-50 m với tuổi thọ 20-50 năm ( tuỳ theo thiết kế). Khi lắp đặt điện cực anôt tuyệt đối không để điện cực tiếp nối với các công trình lân cận.

- Lấp đất, cát, đánh dấu điện cực anốt theo quy định của nhà thiết kế.

Nối hệ thống trạm catốt:

Sau khi đã đặt anốt đúng theo thiết kế thì nối điện cực anốt vào hệ thống trạm catốt. Trong quá trình thi công trạm catốt thì các đầu dây catôt, đầu dây anôt phải được đánh dấu khác biệt bằng các màu đặc trưng.

* Lắp đặt trạm catốt:

- kiểm tra các thông số ban đầu của thiết bị

- Điện cực anốt lắp ở dưới đáy biển có thể đặt trên các bệ bêtông, giá bệ gỗ, gắn cách công trình ít nhất 5m. Trong trường hợp không thể thì phải có tấm chắn cách điện.

- Đối với các công trình bị chia cắt bởi nhiều vùng có điện trở khác nhau, các tuyến đường bộ, đường ray, ống … thì phải có lưới nối thông điện để hệ thống bảo vệ được đồng đều.

Nguyên tắc nối như sau: công trình cần bảo vệ nối với cực âm của máy catốt; điện cực anôt nối với cực dương của máy catốt. Tuyệt đối không được nối nhầm đầu cực. Nếu nối nhầm ngược lại thì công trình cần bảo vệ sẽ bị phá huỷ rất nhanh.

* Lắp đặt protectơ:

- Phải lắp đặt đúng thiết kế

- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của Protectơ

- lắp dặt theo các phương pháp khác nhau vào kết cấu công trình: Hàn, gá, định vị cơ học nhưng phải đảm bảo tiếp điện chịu lực và không ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Mối hàn phải tuân thủ quy định.

- Khi lắp đặt protectơ dưới nước có thể bằng định vị cơ học (bắt vít) hoặc hàn

* Hệ thống cách điện:

- Để đảm bảo bảo vệ tốt phải cách điện đường ống với các công trình lân cận khác như kho bể, đường ống công nghệ, cầu cảng, đường ray... bằng các tấm bích cách điện hay tấm cách điện.

- Cáp và thiết bị nối đất cần tính toán theo giá trị cực đại theo tiêu chuẩn thiết kế điện, đảm bảo cách điện và an toàn.

- Phải đảm bảo bọc cách ly tốt các mối nối sau khi hàn theo tiêu chuẩn thiết kế.

* Bảo vệ bến cảng cầu tàu: có thể chọn phương pháp sơn phủ kết hợp với bảo vệ

Protectơ hoặc bảo vệ catôt.

- Phương án bảo vệ bằng trạm catốt: Theo phương án này trên cơ sở yêu cầu thời gian bảo vệ độ lớn công trình thì tính toán dòng điện tổng, nguồn cấp dòng điện, số trạm catốt, điện cực anốt, dây cáp nối, các hộp nối, trạm phân phối dòng điện, hộp kiểm tra, và các phụ kiện khác.

* Bảo vệ công trình ngầm trong biển: dàn khoan, đường ống dẫn, bể chứa

- Ăn mòn thiết bị của dàn khoan rất đa dang: ăn mòn do nước biển, do khí biển, do dầu mỡ hoá chất và ăn mòn ứng lực.. .Trong đó phần mớn nước, phần không khí có tốc độ ăn mòn cao, thường sơn phủ bằng lớp sơn tăng cường đặc biệt.

- Chống ăn mòn phần ngập nước chân đế dàn khoan có thể dùng sơn phủ kết hợp với bảo vệ điện hoá dùng trạm catốt hoặc protectơ. Phần mớn nước và phần nổi của chân đế dàn khoan được bảo vệ bằng sơn phủ cách ly tăng cường.

Đối với công trình đường ống ngầm trong biển thì dùng phương pháp bảo vệ điện hoá kết hợp sơn phủ cách ly. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với công trình dễ cháy nổ thì bảo vệ bằng trạm catốt không an toàn, mà phải dùng thiết bị protectơ.

Bảo vệ đường ống bể chứa trong công nghiệp dầu khí:

Về nguyên tắc khi bảo vệ đường ống bể chứa có thể phân chia ra 2 phía: bảo vệ bề mặt phía trong và bảo vệ bề mặt phía bên ngoài công trình.

- Bề mặt bên trong luôn tiếp xúc với sản phẩm dầu, khí, ... môi trường ăn mòn của hệ thống công nghệ.

- Đối với bồn bể chứa xăng dầu thì phần đáy luôn có một lớp nước, lớp này gây ăn mòn bên trong đáy bồn bể. Vì vậy phía trong đáy bồn bể thường được bảo vệ bằng lớp phủ kim loại, lớp phủ cách ly hoăc thiết bị protectơ. Protec tơ thường dùng là Protectơ kẽm, nhôm. Nó có thể được hàn trực tiếp hoặc bắt ốc vít định vị để tiếp điện tốt.

- Với đường ống dẫn xăng dầu thì phía dưới của đường ống có một lượng nước, nó chứa tác nhân gây ăn mòn bên trong đường ống và gây ra ăn mòn khá nhanh. Vì vậy giải pháp bảo vệ bên trong đường ống thường gặp một số khó khăn nhất định. Để bảo vệ bên trong đường ống thì có thể tráng phủ kẽm hoặc protectơ. Ngày nay phần lớn đường ống là loại vật liệu bền ăn mòn và được xử lý màng phủ, hoặc dùng chất ức chế để bảo vệ bên trong đường ống.

- Bề mặt bên ngoài công trình tiếp xúc với môi trường nước, đất, bê tông có điện trở, độ ăn mòn khác nhau. Cho nên nó thường được bảo vệ catốt kết hợp với bọc phủ cách ly tăng cường.

( xem ảnh phụ lục)

* Chống ăn mòn các phương tiện vận tải thuỷ tàu dầu tàu biển: Đối với tàu chở dầu cần phải bảo vệ phía bên trong và bên ngoài vỏ tàu. Phía bên trong lòng vỏ tàu

thì thường bảo vệ bằng protectơ hoặc màng phủ. Có nhiều loại protectơ kích thước hình dạng khác nhau ( phụ lục).

Đối với bề mặt bên ngoài vỏ tàu thì có thể đựợc bảo vệ bằng sơn phủ kết hợp vơi bảo vệ protectơ hoặc bằng trạm catôt. Protectơ bảo vệ máy tàu đã được sử dụng rộng rãi mang lại hiệu quả bảo vệ cao.

*Hệ thống dây cáp, tiếp địa, bảo vệ dây cáp

Dây cáp dùng trong hệ thống bảo vệ catốt phải tuân thủ theo quy chuẩn thiết kế điện của công trình ngầm nhằm đảm bảo an toàn.

Hệ thống cấp nguồn điện xoay chiều: Nguồn điện cấp cho trạm catốt là nguồn điện xoay chiều 220V hoặc 380V, nguồn điện ra khỏi thiết bị trạm catốt là một chiều, không quá 50V, tuỳ theo thiết kế hệ thống trạm.

Một phần của tài liệu ĂN mòn và bảo vệ CÔNG TRÌNH KIM LOẠI (Trang 31)