Phân tích môi trường ngành

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT CỦA CÔNG TY (Trang 29 - 32)

Như đã trình bày ở trên, khối lượng Bông trong nước cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chất lượng không bảo đảm. Các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Dệt 8-3 nói riêng đều phải nhập nguyên liệu Bông từ nước ngoài. Mặc dù, nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài thì thời gian giao hàng chính xác, chất lượng được bảo đảm. Nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho Công ty: Việc mua nguyên vật liệu từ nước ngoài khi về đến Việt Nam chịu tác động của các yếu tố như thuế xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, chi phí vận chuyển…đã ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và làm cho giá thành sản phẩm của công ty tăng, từ đó làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, nhiều khi công ty còn bị nhà cung cấp ép mua với giá cao hoặc mua với chất lượng không tốt…

Hiện nay, thị trường tiêu thụ mặt hàng dệt của Công ty chủ yếu là ở nội địa. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng có những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm nhưng với giá cả phải chăng. Trong những năm gần đây, mặt hàng dệt của Công ty chủ yếu được tiêu thụ bởi số khách hàng truyền thống như Dệt vải công nghiệp, Dệt 19-5, công ty tư nhân, Quốc Phòng, May Đức Giang…lượng tiêu thụ hàng năm của những khách hàng này không ổn định, thậm chí có xu hướng giảm qua các năm. Mặt khác, việc tìm kiếm khách hàng mới còn hạn chế rất nhiều. Có thể nói rằng, sức ép từ phía khách hàng đối với Công ty là không nhỏ, do trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn có thể đặt mua hàng ở công ty khác. Đây thực sự là một nguy cơ mà Công ty phải đối mặt và cần khắc phục.

Về đối thủ tiềm ẩn của Công ty, để ra nhập ngành dệt may thì yêu cầu doanh nghiệp nào đó phải bỏ ra một lượng vốn lớn để đầu tư vào máy móc ,

thiết bị và dệt may không phải là một ngành thu lợi nhuận cao nên hạn chế các đối thủ khác tham gia vào ngành. Cho nên áp lực của đối thủ tiềm ẩn đối với các công ty trong ngành và Công ty Dệt 8-3 tương đối nhỏ.

Về sản phẩm thay thế, các sản phẩm thay thế của mặt hàng dệt của công ty là các loại sợi và vải không phải được sản xuất từ nguyên liệu bông, xơ như vải len, vải da, tơ tằm và vải lụa, vải bò… Nhưng các sản phẩm dệt may được sử dụng hiện nay chủ yếu sử dụng bông làm nguyên liệu đầu vào, nên áp lực của sản phẩm thay thế đối với Công ty là nhỏ.

Cuối cùng, là áp lực cạnh tranh của các công ty trong ngành, để tồn tại và phát triển, công ty ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các công ty trong ngành như: Dệt vải CN, Dệt 19-5, Dệt Minh khai, công ty dệt may Hà Nội, Công ty dệt Nha Trang, Công ty dệt sợi Huế, công ty dệt Đông Nam, công ty dệt Thắng Lợi, công ty dệt Thành Công, Công ty Dệt Phước Long… Trong các công ty trên, không có công ty nào đủ mạnh để chi phối toàn ngành. Thêm vào đó, các máy móc thiết bị thuộc ngành dệt rất khó có thể chuyển sang sử dụng trong các ngành khác nên rào cản rút lui khỏi ngành lớn. Chính và vậy, sự cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn, để có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, công ty Dệt 8-3 cần phải đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý.

Sơ đồ 7 : MÔ HÌNH ÁP LỰC CẠNH TRANH M.PORTER VỚI MẶT HÀNG DỆT CỦA CÔNG TY DỆT 8-3

3.Những cơ hội và thách thức của Công ty.

Từ những phân tích đánh giá kể trên, chúng ta có thể rút ra được những cơ hội, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty để từ đó đưa ra

Có thể l các công tyà

nước ngo i à đưa máy móc thiết bị (cũ, lạc hậu hay l mà ới) của ng nhà dệt v o à đầu tư tại Việt Nam… NVL đầu v o cà ủa Cty chủ yếu được nhập từ nước ngo ià như: Nhật; Đức; Thuỵ Sỹ; Đài Loan; H n Quà ốc; Austraylia…

Bông trong nước chỉ cung cấp một phần nhỏ.

Cty Dệt vải CN; Cty Dệt 19-5; Cty 20; Cty tư nhân; các Cty ở Tp HCM; Quốc Phòng; May Đức Giang; May Thăng Long; May Miền Nam ; Vải sợi 2 S ià Gòn; Các Cty khác... Công ty Dệt 8-3; Cty Dệt vải CN; Cty Dệt 19-5; Cty Dệt Minh Khai; Cty Dệt May H Nà ội; Cty Dệt Nha Trang; Cty Dệt sợi Huế; Cty Dệt Đông Nam; Cty Dệt Thắng Lợi; Cty Dệt Th nh Công; Cty Dà ệt Phước Long v.v… Sợi đay; sợi tơ tằm; sợi hoá học; vải lụa; vải da hoặc thuộc da; vải bò; các loại vải khác không được sản xuất từ bông …

Phân tích môi trường

Phân tích doanh nghiệp

những quyết định chiến lược nhằm tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Sơ đồ 8: BẢNG PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY Những cơ hội(O):

- Quy mô thị trường - Dân số đông, sức tiêu dùng tăng - Thị trường còn nhiều khoảng trống - Hỗ trợ từ phía Chính Phủ -…. Những nguy cơ (T): - Quá trình tự do hoá thương mại

- Cạnh tranh tăng lên nhanh chóng

- Hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc

- Tâm lý ưa dùng hàng ngoại

-Nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế. Những điểm mạnh(S): - Uy tín lâu năm - Mức độ bao phủ thị trường - Tính chủ động trong sản xuất - Kinh nghiệm - Có sự hỗ trợ từ phía Tổng Công ty và NN …. - Phát triển sản phẩm mới

- Hoàn thiện kênh phân phối

- Giữ vững thị trườg hiện có, thâm nhập thị trường mới

- Đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường trong nước, từng bước hướng ra thị trường thế giới….

- Đầu tư máy móc thiết bị mới, hoàn thiện, nâng cấp thiết bị hiện có

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- áp dụng những phương pháp quản lý tiên tiên trong sản xuất kinh doanh

…. Những điểm yếu(W):

- Trình độ công nghệ lạc hậu

- Khả năng thiết kế mẫu mới không cao

- Chưa có phòng marketing

- Thị trường nông thôn chưa được đáp ứng -Phụ thuộc vào đơn đặt hàng…

- Tăng cường thay đổi mẫu mã và chất lượng sản phẩm

- Mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường nông thôn và miền núi

….

- Nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường

- Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên -Tuyển thêm cử nhân marketting.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT CỦA CÔNG TY (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w