Quản lý cân đối ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 25)

2/ Nội dung của Quản lý tài chính côngtrong tiến trình đổi mới và thực hiện

2.4/Quản lý cân đối ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách nhà nước là quan hệ cân bằng giữa thu và chi ngân sách nhà nước hàng năm. Cân đối ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo đủ tài chính cho các cấp chính quyền thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ mà Hiến pháp quy

định. Do vậy cân đối ngân sách được thực hiện theo chiều dọc: quan hệ cân đối giữa chính quyền các cấp và cân đối ngân sách theo chiều ngang được thực hiện giữa các địa phương. Việc cân đối ngân sách ở đây là việc phân chia nguồn tài chính nhà nước giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau.

Cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện ngay khi lập kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước và quán triệt thu – chi trong suet quá trình chấp hành ngân sách nhà nước.

Cân đối ngân sách nhà nước trước hết biểu hiện quan hệ tương đối về lượng giữa các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước.

Theo đó ta sẽ có:

Tổng thu NSNN = Tổng chi NSNN

Khi tổng thu NSNN > tổng chi NSNN thì lúc đó xuất hiện bội thu ngân sách. Phần lớn hơn đó gọi là phần thặng dư ngân sách, phần này được sử dụng để: Tăng chi đầu tư phát triển

Tăng quỹ dự trữ tài chính

Tuyệt đối không được sử dụng phần thặng dư này để tăng chi thường xuyên. Khi tổng thu NSNN < Tổng chi NSNN thì lúc đó xuất hiện bội chi ngân sách. Phần thiếu đó gọi là thâm hụt ngân sách. Đây là hiện tượng phổ biến ở mỗi quốc gia nhất là các nước đang phát triển như Viêt Nam. Chính phủ phải rất quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 25)