- Năm 2012: Báo cáo Giám sát kinh tế vừa công bố của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Đông Á sẽ tiếp tục chậm lại trong
2. Biệt pháp chống phục lạm phát ở nước ta
2.1 Giải pháp của Đảng và nhà nước
Đảng cần nâng cao nhận thức chính trị, kinh tế. Đảng viên phải theo hướng đổi mới trên mọi lĩnh vực. Đồng thời nhà nước phải vững mạnh chuyên chính vô sản, lập lại trật tự kỷ cương xã hội, giữ vững phép nước phải kiên quyết thực hiện nguyên tắc tập chung dân chủ trong hệ thống Đảng và các cơ quan nhà nước, đấu tranh không khoan nhượng, xoá bỏ những đặc quyền, đặc lợi, những tư tưởng cục bộ địa phương đang làm trì trệ, tê liệt những chủ trương chính sách nhà nước. Để làm được việc này, nhà nước cần ban hành những đạo luật chung về kinh tế, các đạo luật cụ thể về giá cả, lao động, tái chính, ngân hàng… làm cơ sở thống nhất cho việc thi hành trong cả nước đồng thời phải đề ra chức năng thoái soát kiểm kê của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội… Ngoài ra, nhà nước tạo điều kiện phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Nhà nước cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Pháp luật của nhà nước đảm bảo các quyền lợi, quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Từ đây, các thành phần kinh tế tạo nên được cạnh tranh trong hoạt động, gây sức ép với nhau để đổi mới, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Mục tiêu cụ thể giảm tỷ lệ lạm phát xuống khoảng 30-40% năm 1994 và dưới 12% năm 1997, năm 1999 còn 3,6%.
2.2Các biện pháp về tiền tệ-tín dụng, thanh toán, thanh khoản
“ Kiên quyết đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định về tăng cường nền tài chính, tiền tệ, tạo môi trường cho sản xuất hàng hoá phát triển có hiệu quả”.
Như vậy, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát với việc thi hành các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, xây dựng một nền tài chính lành mạnh. Các giải pháp đó gồm :
+ Đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối, hạ cơn sốt ngoại tệ
+ Đổi mới cơ cấu và phương thức cân đối ngân sách, cải tiến việc phân cấp quản lý ngân sách
+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, giáo dục. Việc thực hiện giải pháp này không nằm ngoài nội dung hoàn thiện chính sách lãi suất.
+ Giảm hoặc rút bớt về một khối lượng lớn giấy bạc
+ “Thắt chặt tiền tệ”: Sử dụng các chính sách và công cụ tiền tệ một cách hợp lý, đúng thời điểm để can thiệp, kiểm soát và khác phục lạm phát. Giải pháp này trước hết đòi hỏi phải hình thành cơ chế lãi suất linh hoạt, ứng biến với diễn biến của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả đi đôi với điều chỉnh các quan hệ tín dụng hướng vào các hoạt động kinh tế trọng yếu, mà các hoạt động đó tác động có hiệu lực trong kiềm chế lạm phát. Đồng thời đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng thương mại, các định chế tài chính trung gian khác và kể cả ngân sách nhà nước trong việc đảm bảo tính thanh khoản của nến kinh tế… Đây có thể được coi như là giải pháp trung tâm và có tính quyết định trong kiềm chế lạm phát, phù hợp với các động thái trong thời lạm phát.
+ Về chính sách tài khóa: Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo hướng hội nhập, cắt giảm đầu tư công một cách hợp lý, cân nhác đối với những công trình chưa thực sự thiết yếu và giảm chi thường xuyên (10%) trong tổng chi ngân sách nhà nước, thực hiện công khai công bằng trong phân phối ngân sách nhằm góp phần làm giảm lượng cung tiền ra lưu thông, hỗ trợ các khoản chi thiết yếu khác, bị biến động do ảnh hưởng của lạm phát và kiềm chế sự giảm sức mua trên thị trường, góp phần ổn định an sinh xã hội. Xóa bỏ tinh bao cấp và cơ chế xin-cho vẫn đang tồn tại. Cân nhác tái cơ cấu chi đầu tư công hướng đến hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại theo mục tiêu công nghiệp hóa & hiên đại hóa hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Khác phục đầu tư dàn trải (kể cả ODA) vì nó vừa lãng phí vừa không thể tạo đột phá kinh tế. Có thể nói chính sách tài khóa có ảnh hưởng lớn đến quá trình xác lập cơ cấu kinh tế - xã hội và chính vì vậy nó cũng là một tác nhâm quan trọng tạo “mầm” của lạm phát.
Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng thương mại, các định chế tài chính trung gian khác và kể cả ngân sách nhà nước trong việc đảm bảo tính thanh khoản của nến kinh tế… Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại thành những ngân hàng đủ sức mạnh canh tranh với các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy ước của WTO. Đồng thời tạo điều kiện cho Chính phủ chủ động can thiệp vào tình hình lãi suất tín dụng trong những điều kiện cần thiết và bức xúc.
2.4Điều chỉnh giá cả và sự quản lý của Nhà nước
Nhà nước thả nổi giá cả hầu hết các mặt hàng, giờ đây giá cả hàng hoá do thị trường định đoạt. Nhà nước chỉ dừng lại ở mức quy định một ít mặt hàng theo giá của nhà nước đưa ra. Từ năm 1989, giá cả hầu hết các hàng hoá được thị trường xác định, đến nay nhà nước chỉ còn xác định giá cước tải liên lạc, giá năng lượng, xăng dầu. Một số mặt hàng quan trọng nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kinh tế tích cực chẳng hạn như giá gạo hạ thấp, nhà nước bỏ tiền ra mua với giá cao hơn thị trường tự do để giữ vững và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, giá vàng lên cao, ngân hàng nhà nước bán vàng ra thị trường với mức giá thấp hơn để kéo giá vàng hạ xuống. Với giải pháp này, nhà nước đã xoá bỏ tình trạng ngân sách phải bao cấp cho các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Nhà nước Việt Nam cho phép ngân hàng quốc gia được xác định tỷ giá ngoại tệ xấp xỉ với thị trường tự do, biện pháp này có tác dụng xoá bỏ hiện tượng đầu cơ vàng và ngoại tệ gây rối loạn thị trường. Hiện nay, nhà nước cùng với ngân hàng Trung ương đang tiến dần đến việc điều chỉnh giá vàng và giá đô la thoe mức giá cả của thị trường thế giới, đây là một trong những kế hoạch hoà nhập kinh tế Việt Nam với thế giới.
Bên cạnh đó, nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu mở cửa biên giới khuyến khích các nguồn nhập khẩu vào Việt Nam đã làm cho thị trường ngày càng phong phú, làm cho cung và cầu cân bằng hơn. Việc nhập khẩu vào Việt Nam còn có tác dụng gây sức ép với hàng hoá trong nước buộc họ phải nâng cao chất lượng để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, hoạt động nhập khẩu cần có nhiều vốn ngoại tệ, từ đó mà xuất khẩu gia tăng. Nhà nước sớm thực hiện chính sách bảo hộ một số nghành trong nước, việc này không có nghĩa là cấp nhập khẩu mà là đầu tư vốn, kỹ thuật để chất
lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn, giá thành hạ để đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể trong cuộc sống lạm phát nhừ áp dụng các giải pháp nêu trên. Tuỳ từng hoàn cảnh, từng giai đoạn mà chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm đạt được hiệu quả kinh tế lớn.
2.5Hoạt động đối ngoại trên thị trường của nhà nước
Kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích để giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm, phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu, tiếp tục khuyến khích thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI cùng với việc kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giá, trốn thuế. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không dơn giản ngày một ngày hai. Nó là bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại.
Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hoành hành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong công cuộc chống lạm phát năm 1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định làm tiền đề cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị… Tuy nhiên, lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước nhà phát triển vững mạnh, làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà của tất cả các cá nhân, doanh nghiệp đặc biệt là các nhà doanh nghiệp trẻ và của toàn xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ ( ĐH Kinh Tế Quốc Dân) 2. Tổng cục thống kê( http://gso.gov.vn)
3. Việt Báo( http://vietbao.vn)
4. Dữ liệu chứng khoán tài chính Việt Nam( http://vietstock.vn) 5. Tạp chí kinh tế Việt Nam( http://tapchikinhte.com)