Định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam (Trang 33)

Công ty có kế hoạch mở rộng qui mô sản xuất tăng số lao động từ 712 lao động lên qui mô 1000 lao động. Mở thêm một xưởng cơ khí chính xác với những máy móc hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trong hai năm tới công ty có kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường các nước Đông Nam Á. Đồng thời nhận gia công các sản phẩm cơ khí chất lượng cao cho các nước đi đầu về công nghệ và khó tính như Trung Quốc, Nhật Bản.

Môi trường kinh doanh ngày càng nhiều biến động và gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Phong Nam nói riêng. Vai trò của quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. Trong năm tới, việc chỉ định một vài nhân sự chịu trách nhiệm quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp nhận dạng được phần nào các rủi ro có thể xảy ra cũng như lập ra được các biện pháp né tránh tổn thất trong quá trình mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Nếu quản trị rủi ro tốt công ty có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm. Trong thời gian tới những nhân viên với vai trò kiêm nhiệm sẽ được đào tạo, tham gia các khóa học về quản trị rủi ro để có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong công tác quản trị rủi ro. 1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong

Nam.

Do đặc điểm mô hình tổ chức, năng lực tài chính, ngành nghề kinh doanh...trong hoạt động kinh doanh công ty thường phải đối diện với nhiều loại rủi ro hơn những công ty lớn khác. Các loại rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có khi không xảy ra, chúng có thể xảy ra riêng lẻ nhưng đôi khi một vài rủi ro xảy ra đồng thời. Một số rủi ro có mối liên hệ với nhau nhưng có những rủi ro hoàn toàn độc lập. Mức độ tác động của rủi ro cũng không giống nhau và trong những thời điểm khác nhau. Trong số các loại rủi ro có thể xảy ra đối với công ty, có những rủi ro có nguyên nhân từ những nhân tố khách quan, nhưng cũng có những loại rủi ro có nguyên nhân từ chính nội bộ doanh nghiệp. Song tất cả các loại rủi ro đều dẫn tới sự thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp. Để công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đạt hiệu quả, cần xây dựng quá trình quản trị rủi ro tổng thể các loại rủi ro.

Quá trình quản trị rủi ro là một hoạt động chủ động giúp doanh nghiệp phòng ngừa, giải quyết và kiểm soát rủi ro. Thông qua quá trình quản trị rủi ro, doanh nghiệp

xác định phương án chủ động tiếp cận với rủi ro và quản trị rủi ro. Đồng thời qui định trách nhiệm, tổ chức quản trị rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp.

Quá trình quản trị rủi ro nói chung cần bao quát và kiểm soát được các loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối diện thông qua việc nhận dạng và phân tích rủi ro. Trên cơ sở đó xây dựng các phương án làm giảm nguy cơ gặp phải các rủi ro, đo lường tổn thất đồng thời chuẩn bị nguồn lực để kịp thời phản ứng trước mọi bất lợi cũng như thuận lợi xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Đối với công ty TNHH Phong Nam, việc xây dựng quá trình quản trị rủi ro gặp nhiều khó khăn là do công ty không có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng quản trị rủi ro cũng như chuyên gia giỏi để thực hiện. Tuy nhiên khó khăn này có thể khắc phục bằng cách công ty có thể thuê chuyên gia tư vấn trợ giúp.

Với qui mô nhỏ và hạn chế về nguồn lực, giám đốc công ty có thể đảm nhận đồng thời một số vai trò trong quá trình quản trị rủi ro như: Vừa là người xác định chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệp, vừa triển khai các công tác quản trị rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản trị rủi ro trong toàn doanh nghiệp. Để có thể đánh giá khách quan công tác quản trị rủi ro có được thực thi như đúng quá trình đề ra hay không, công ty có thể thuê các tổ chức, cá nhân là chuyên gia quản trị rủi ro tư vấn tiến hành kiểm tra, đánh giá theo định kỳ.

Quá trình quản trị rủi ro phải được thiết kế đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng, triển khai và thực thi chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mọi chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh cần đề cập tới quá trình quản trị rủi ro trong kinh doanh.

Trong những năm quy mô sản xuất tăng lên công ty nên xem nét đến vấn đề xây dựng bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro để quản trị tốt hơn những rủi ro mà công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh nói chung và trong quá trình xuất khẩu nói riêng.

1.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh của công ty em xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác này.

Từ thực trạng công ty TNHH Phong Nam chưa có nhân sự chuyên trách về công tác quản trị rủi ro, hầu hết là do các nhân viên các phòn ban liên quan kiêm nhiệm vì thế khối lượng công việc là khá lớn và hiệu quả quản trị rủi ro là chưa cao. Vì thế, trong thời gian tới công ty cần xây dựng bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro, tùy theo mức độ đa dạng, phức tạp của rủi ro và tùy theo lợi ích kinh tế của tổ chức mà có sự ra đời của bộ phận quản trị rủi ro với mô hình tổ chức quản trị rủi ro cho phù hợp.

Xây dựng bộ máy quản trị rủi ro cần căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ dự kiến được phân cấp. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản trị rủi ro phải có nguyên tắc lấy hiệu quả hoạt động làm thước đo. Bên cạnh đó, công ty cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn nhân sự cho bộ máy quản trị rủi ro. Nhân sự được coi là nhân tố quan trọng bậc nhất trong bộ máy quản trị rủi ro, chính bởi con người là chủ thể quyết định thành công của tổ chức này. Nhân sự làm công tác quản trị rủi ro đòi hỏi phải có trình độ khá toàn diện, đáp ứng được yêu cầu cao về chuyên môn, chịu được áp lực công việc và có đức tính cẩn thận, chu đáo.

Phương thức hoạt động quyết định sự thành công của một tổ chức, đảm bảo cho hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công. Dưới đây là một số biện pháp nhằm xây dựng bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro qua các nội dung về: Nhận dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro.

1.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác nhận dạng rủi ro.

Qua nghiên cứu có thể thấy rằng công tác nghiên cứu và nhận dạng rủi ro đã được công ty thực hiên khá tốt. Tuy vậy, việc hoàn thiện hơn nữa công tác này vẫn rất cần thiết đối với công ty.

Việc nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro phải được bao quát tránh dẫn đến bị động trong các hoạt động ứng phó khi xảy ra rủi ro và thiệt hại có thể bị tăng thêm vì lý do này. Có nhiều nguồn rủi ro khác nhau trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phong Nam. Nguồn rủi ro có thể do các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, mỗi nguồn rủi ro lại có những tác động khác nhau đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần phân chia hợp lý và bao quát đầy đủ nhằm chủ động hạn chế rủi ro xảy ra.

Việc nhận dạng rủi ro được thực hiện dựa trên kết quả của nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro. Các nhà quản trị rủi ro của công ty cần sử dụng các biện pháp khác nhau để nhận dạng tối đa các rủi ro. Cơ sở để nhận dạng rủi ro có thể dựa trên số liệu thống kê thông qua phân tích các báo cáo tài chính, hoặc dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội…; hoặc dựa trên các thông tin từ việc phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay dựa trên trực giác, kinh nghiệm của nhà quản trị hay phương pháp nhận dạng rủi ro theo nhóm tác nghiệp. Sau mỗi quý hay mỗi năm tài chính công ty nên dựa trên báo cáo tài chính của công ty để có thể nhận ra được các rủi ro mà công ty mình gặp phải trong thời gian vừa qua để có những biện pháp xử lý. Bên cạnh phương pháp phân tích báo cáo tài chính công ty mang tính dài hạn công ty cần có những biện pháp quản trị rủi ro trong từng nhóm tác nghiệp cụ thể để có thể nhận dạng được những rủi ro một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài việc nghiên cứu nhận dạng rủi ro nội tại của công ty mình thì công ty cũng cần phải tập hợp thông tin về rủi ro từ các công ty khác trong ngành và ngoài ngành để có thể nhận dạng được rủi ro một cách tốt nhất.

Viêc nhận dạng rủi ro đòi hỏi phải chỉ ra được những nguy cơ có thể xảy ra và sắp xếp chúng theo tần xuất xuất hiện. Để sắp xếp được các nguy cơ rủi ro một cách hợp lý, nhà quản trị cần sử dụng số liệu của công ty mình, của các công ty khác trong ngành. Việc sử dụng đa dạng các nguồn số liệu thống kê sẽ giúp nhà quản trị nhận dạng được rủi ro một cách hoàn chỉnh nhất.

1.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích và đo lường rủi ro.

Phân tích rủi ro là bước chiếm vị trí quan trọng trong công tác quản trị rủi ro. Phân tích rủi ro bao gồm phân tích hiểm họa, phân tích nguyên nhân rủi ro và phân tích tổn thất. Phân tích tổn thất được tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về tổn thất của công ty hoặc từ các nguồn thông tin từ bên ngoài công ty. Kết quả phân tích tổn thất phải phản ánh được mức độ tổn thất, tỷ lệ tổn thất và nguyên nhân tổn thất.

Những tổn thất mà công ty phải chịu khi xảy ra rủi ro rất đa dạng. Các tổn thất công ty có thể phải chịu là: thiệt hại tài sản cố định, giảm doanh thu do có sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh, suy giảm uy tín … Muốn nâng cao hiệu quả công tác phân tích và dự báo tổn thất, các nhà quản trị rủi ro cần chia tách riêng các tổn thất. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng nghiệp vụ suy đoán để phân chia các tổn thất gián tiếp, liên đới.

Để có được những thông tin và dữ liệu phục vụ cho phân tích rủi ro, các nhà quản trị của công ty cần xây dựng mẫu báo cáo tổn thất và yêu cầu áp dụng trong các phòng ban khác có liên quan. Mỗi cá nhân khi tham gia cần phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu báo cáo tổn thất (gồm các tổn thất đã xảy ra và những tổn thất có nguy cơ xảy ra, kèm theo những số liệu thực tế hoặc suy đoán). Mẫu báo cáo có thể bao gồm các nội dung sau:

- Bộ phận báo cáo.

- Họ và tên người lập báo cáo.

- Nội dung công việc phụ trách

- Thời điểm nhận công việc và thời gian hoàn thành.

- Liệt kê các tổn thất đã xảy ra và nêu rõ các chi phí tổn thất. - Liệt kê những trường hợp có nguy cơ xảy ra tổn thất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liệt kê các biện pháp, nỗ lực đã được triển khai áp dụng nhằm hạn chế tổn thất.

- Tóm lược một số nhận định về các đối tác trong khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra.

- Các cảnh báo, đề xuất và kiến nghị để phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất cho công ty.

1.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro.

Để nâng cao hiệu quả của công tác này, công ty cần xây dựng các phương án một cách chi tiết, phù hợp với từng chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh có rất nhiều những rủi ro, trong khi nguồn lực của công ty là có hạn vì thế, công ty nên chọn ra những rủi ro gây ra tổn thất lớn cho công ty để có biện pháp phòng ngừa.

Ngoài những biện pháp mang tính cấp bách công ty cũng cần triển khai các biện pháp phòng ngừa mang tính chất dài hạn. Qua điều tra có thể thấy các biện pháp mà công ty thường áp dụng để phòng ngừa rủi ro chủ yếu để né tránh các rủi ro có liên quan đến tài sản, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố chủ quan nên rất khó kiểm soát. Vì thế trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp để kiểm soát rủi ro như:

• Ngăn ngừa tổn thất: bằng cách tập trung vào mối hiểm họa. Ví dụ như rủi ro thuần túy hỏa hoạn xảy ra với công ty, công ty có thể ngăn ngừa bằng cách đào tạo nhân viên về các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Hay ngăn ngừa tổn thất

bằng cách tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường như trang bị các thiết bị bình chữa cháy, vòi phun chữa cháy…

• Giảm thiểu tổn thất: các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra tức là làm giảm nhẹ sự nghiêm trong của tổn thất. Công ty có thể thực hiện các biện pháp như cứu lấy tài sản vẫn còn dùng được hay đề ra một kế hoạch giải quyết các hiểm họa hoặc phân chia rủi ro cho các bộ phận khác.

• Quản trị thông tin: Để có thể quản trị thông tin hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro công ty cần xây dựng một kênh thông tin hợp lý. Trước đây việc lấy thông tin do phòng kinh doanh đảm nhận nhưng chính sự kiêm nhiệm nhiều chức năng làm cho chức năng này thực hiện không hiệu quả. Do vậy, việc xây dựng một kênh thông tin tin cậy, nhanh chóng là hết sức cần thiết đối với công tác quản trị rủi ro nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung.

Công tác tài trợ rủi ro công ty đã thực hiện tuy nhiên chưa tốt. Công ty chỉ có một phương pháp tài trợ rủi ro là mua bảo hiểm. Đây là công cụ tài trợ có hiệu quả tuy nhiên chỉ hiệu quả đối với một loại rủi ro nhất định. Trong tương lai công ty cần có nhiều phương tài trợ rủi ro như : thành lập quỹ tài trợ rủi ro ( tự khắc phục rủi ro ) lâu dài bằng cách chi phí tổn thất được phân nhỏ ra cho nhiều chu kỉ tài chính làm giảm bớt gành nặng tài chính cho công ty và đảm bảo được hiệu quả lâu dài.

3.4. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Ngày nay, rủi ro xảy ra trong kinh doanh có chiều hướng ngày càng nhiều và phức tạp hơn, trong khi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản là chưa nhiều. Vì thế, trong thời gian tới nhà nước nên có những chính sách khuyến khích, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản trị rủi ro, cần có thêm nhiều khoa chuyên ngành đào tạo về quản trị rủi ro trong các trường đại học để bổ xung nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong công tác quản trị rủi ro.

Nhà nước nên có nhiều hơn những chính sách để khuyến khích kinh doanh tạo nguồn thu cho đất nước đồng thời giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về rủi ro và quản trị rủi ro trong quá

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam (Trang 33)