Những doanh nghiệp niêm yết lỗ „khủng‟ (20.02.2012)

Một phần của tài liệu Thong tin TTCK (Trang 25 - 30)

(20.02.2012)

Trong khi chứng khoán có SBS lỗ 610 tỷ đồng thì ngành bất động sản cũng có tới 2 đại diện thuộc nhóm lỗ trăm tỷ năm 2011 là SAM và ITC.

Theo kết quả kinh doanh được công bố đến ngày 15/2, nhiều doanh nghiệp lớn bất ngờ đứng trong danh sách những công ty lỗ hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng năm 2011. Trong đó, góp mặt nhiều nhất là các đại diện ngành chứng khoán và bất động sản.

Một lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM cho biết, đến nay có 63/102 công ty chứng khoán báo lỗ, cao hơn nhiều so với con số 28 công ty trong năm 2010. Số lỗ của nhiều công ty trong năm 2011 thậm chí lên tới hàng trăm tỷ đồng do chi phí trả lãi vay tăng cao, co hẹp nghiệp vụ môi giới và hoạt động tự doanh kém hiệu quả.

Chứng khoán Sacombank (SBS) là công ty lỗ kỷ lục trong số các doanh nghiệp niêm yết đã ông bố báo tài chính với mức lỗ ròng là gần 610 tỷ đồng. Ngoài hoạt động tư vấn, các mảng nghiệp vụ khác như môi giới, đầu tư, góp vốn, phát hành chứng khoán… đều giảm mạnh hoặc không phát sinh doanh thu. Doanh thu môi giới chứng khoán của SBS giảm 66% so với năm 2010, kéo tổng doanh thu của SBS chỉ còn 923,3 tỷ đồng (năm 2010 là 1.376,8 tỷ).

Nhiều công ty cùng ngành khác có mức lỗ từ vài chục đến hàng trăm tỷ như chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (382 tỷ), chứng khoán VnDirect (201,8 tỷ), chứng khoán BIDV (176,6 tỷ), chứng khoán Phương Đông (34,4 tỷ), chứng khoán Tràng An (27 tỷ). Thậm chí, kịch bản lỗ này đã kéo dài qua nhiều quý kể từ năm 2010, như chứng khoán Sao Việt hiện đã lỗ tới 6 quý liên tiếp. Một đại diện của vận tải biển là Công ty vận tải biển và bất động sản Việt Hải - VSP lỗ tới 523 tỷ đồng năm 2011 trong khi lợi nhuận sau thuế của năm trước là gần 2.700 tỷ đồng. So với đầu năm 2011, vốn chủ của VSP đã giảm hơn 46%. Để tránh lỗ, một số công ty khác cùng ngành đã phải thanh lý tàu để tăng nguồn thu khác như Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu Biển Việt Nam (VST). Số lãi cuối năm của công ty này là hơn 65 tỷ trong khi lợi nhuận từ việc bán tàu là gần 240 tỷ đồng.

Liên tục bán tháo dự án để thu hồi vốn nhưng đến cuối năm 2011, nhiều công ty bất động sản vẫn không thoát lỗ. Năm 2011, doanh thu thuần của công ty mẹ SAM giảm 20% so với 2010, số lỗ cuối năm lên tới 204 tỷ đồng, trong đó lỗ từ hoạt động tài chính là hơn 210 tỷ đồng. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn tăng đột biến lên tới gần 300 tỷ, gấp gần 5 lần so với đầu năm. Ngoài SAM, một số đại diện khác của ngành địa ốc có chung kết quả kinh doanh yếu kém gồm Intresco lỗ 162 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai và Sudico lỗ trên 22 tỷ đồng. Tình trạng trên trái ngược với kết quả năm 2010 khi các công ty này đều lãi hàng trăm tỷ.

26 Tham gia vào danh sách các công ty lỗ "khủng" năm 2011 còn có Thủy sản Cadovimex - CAD Tham gia vào danh sách các công ty lỗ "khủng" năm 2011 còn có Thủy sản Cadovimex - CAD với mức lỗ cả năm 2011 là âm 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 165 tỷ. Trong quý cuối của năm 2011, doanh thu của CAD chỉ đạt 91 tỷ đồng trong khi giá vốn hơn 323 tỷ đồng, khiến cho lợi nhuận gộp là âm 232 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí khác, CAD lỗ ròng 272 tỷ đồng riêng quý IV/2011.

Thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém đã phản ánh ngay trong biến động giá cổ phiếu của các công ty này từ cuối năm 2011. Tính từ 15/12/2011, SBS đã giảm sàn 22 phiên, cổ phiếu mất 14% thị giá. Là một blue-chip trên sàn HOSE, giá cổ phiếu của SAM hiện chỉ tương đương 10% so với thời điểm giữa năm 2009. Thậm chí, trong 10 phiên giao dịch gần nhất, SAM giảm sàn tới 5 phiên.

Hiện tại, giá cổ phiếu của hầu hết doanh nghiệp ngành vận tải biển đều chỉ bằng một nửa mệnh giá. Giá cổ phiếu của Công ty Vận tải biển Việt Nam chỉ còn 3.600 đồng, Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam có giá 4.300 đồng, Công ty Vận tải Vinaship giá 4.400 đồng …

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, việc các công ty thuộc ngành có kết quả kinh doanh không khả quan trong năm vừa qua là do tác động của bong bóng thị trường và khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngoài ra, áp lực từ việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản, cũng như quá trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các công ty trong ngành.

“Sau một thời gian phát triển quá nóng như vừa qua, cơn sốt thị trường lắng dịu cũng là lúc các công ty chứng khoán đối mặt với quá trình thu hẹp quy mô hoạt động, giảm bớt các nghiệp vụ. Sự sụt giảm đáng kể doanh thu và gia tăng dự phòng giảm giá đầu tư là lý do chính khiến các công ty này thua lỗ lớn”, chuyên gia này chia sẻ.

Nỗi lo thâu tóm bao trùm sàn chứng khoán

Thứ hai, 27/02/2012, 10:04

Chiêu của nhóm cổ đông nắm quyền kiểm soát hay làm là thâu tóm xong bèn thay HĐQT, thay người điều hành và hủy niêm yết cổ phiếu.

Sự kiện Sacombank - Eximbank đang được nhiều doanh nghiệp (DN) niêm yết trên sàn chứng khoán bàn tán, thậm chí lo lắng. Nỗi lo càng lớn khi mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2012 sắp diễn ra đại trà.

Kết cục “buồn”

Hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) mới rộ lên thời gian gần đây. Tuy vậy, các vụ thâu tóm nhau đã bộc lộ trong những mùa đại hội cổ đông trước.

Vụ tranh chấp giữa các nhóm cổ đông lớn tại một DN thuộc ngành bông vệ sinh-y tế hai năm về trước là một ví dụ. Lúc đó, công ty này niêm yết trên sàn nhưng liên tục vi phạm pháp luật về công bố thông tin và báo cáo gian dối khi khai lỗ thành lãi. Sau đó là những ngày dài diễn ra tranh chấp quyền điều hành, kiểm soát công ty giữa tổng giám đốc với cổ đông lớn. Thậm chí, việc tổ chức đại hội cổ đông của DN này cứ phải lùi liên tục vì không đáp ứng đủ điều kiện theo Luật DN. Cao trào gay cấn đến nỗi ngay tổng giám đốc đã bị bãi nhiệm vẫn không chịu bàn giao con dấu và hồ sơ pháp lý công ty. Sự việc được vãn hồi khi UBND TP.HCM và cơ quan công an can thiệp.

Mấu chốt vấn đề tranh chấp trên là do công ty sở hữu thương hiệu quá nổi tiếng, có hoạt động chi phối trong ngành bông y tế. Hơn hết, công ty có quỹ đất rất ngon. Kết thúc tranh chấp, cổ đông Nhà nước nắm quyền nhưng hậu quả bi đát: công ty phải hủy niêm yết trên sàn và vất vả khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động.

Một tranh chấp khác nổ ra tại một công ty thuộc ngành xây dựng từ năm 2010 đến cuối năm 2011 cũng thu hút dư luận. Tranh chấp xuất phát khi một nhóm cổ đông lớn bên ngoài (nắm hơn 50% cổ phần) mua gom cổ phiếu, sau đó “lật đổ” ban điều hành, thay tổng giám đốc, bãi miễn thành viên HĐQT và hủy niêm yết cổ phiếu. Các nhà đầu tư cho rằng nhóm cổ đông đã rất chuyên nghiệp khi thấy phần thịt nạc quá ngon của công ty. Đó là thị phần xây dựng chuyên nghiệp mà công ty nắm giữ, kế đến là quỹ đất sạch của DN có ở TP.HCM và các

27 tỉnh. Nhiều chuyên gia chứng khoán đánh giá: Nhóm cổ đông đã tính toán bước đi khá kỹ, kể cả vận dụng nhuần nhuyễn các quy định pháp tỉnh. Nhiều chuyên gia chứng khoán đánh giá: Nhóm cổ đông đã tính toán bước đi khá kỹ, kể cả vận dụng nhuần nhuyễn các quy định pháp luật về chứng khoán, DN.

Nếu nói về hoạt động thâu tóm thì chỉ tính trên sàn chứng khoán đã có khoảng 10 thương vụ đình đám nữa. Con đường vẫn là gom cổ phần chi phối, sau đó tại đại hội cổ đông vận dụng tỉ lệ cổ phần áp đảo để biểu quyết thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

Điều đọng lại từ những phi vụ thâu tóm trên là bao giờ kết thúc cũng không có hậu! Nhóm cổ đông thâu tóm xong, thay được ban điều hành thì tính ngay đến việc hủy niêm yết!

Tự vệ tiêu cực

Có hoạt động thâu tóm mua gom cổ phiếu thì ắt DN phải tự vệ. Một trong những cách truyền thống là DN sẽ mua gom cổ phiếu để tăng tỉ lệ nắm giữ cổ phần chi phối. Kế đến là vận dụng các quy định pháp luật để làm chỉ số an toàn bằng những ràng buộc rất chặt: quy định thời gian nắm giữ cổ phần phổ thông của cổ đông lớn muốn tham gia HĐQT, ràng buộc bằng các hợp đồng dân sự quy định mức bồi thường thiệt hại khi người nắm giữ chức vụ chủ chốt ra khỏi vị trí điều hành… Cách tự vệ nữa là tìm hiểu xem tại sao nhóm cổ đông muốn thu gom cổ phiếu công ty, có phải là do các giá trị tính bằng bất động sản, thương hiệu hay đang nắm giữ bí mật công nghệ… hay không. Biết được lợi thế này thì DN sẽ có hướng làm triệt tiêu yếu tố hấp dẫn để cho đối thủ... nhàm chán.

Tuy nhiên, biện pháp tự vệ nêu trên cũng chỉ là những hình thức rút ra từ sách vở quản trị!

Thực tế, vấn đề thâu tóm hiện nay khá phong phú. Tổng giám đốc một công ty về hàng tiêu dùng có trụ sở ở TP.HCM nói thật: Dù đã đăng ký công ty đại chúng nhưng hễ nghe đến niêm yết là gia đình của ông bàn ra. Lý do là hiện giá cổ phiếu ở thị trường tự do dao động 3.000- 4.000 đồng/cổ phiếu, lên sàn thì giá kỳ vọng cũng chỉ 6.000-7.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra vốn hóa thị trường khoảng 300 tỉ đồng. Nếu có nhóm cổ đông nào đó muốn gom chi phối thì họ bỏ ra 200 tỉ đồng, nắm giữ toàn bộ quyền sinh sát, điều hành công ty. “Cơ nghiệp gầy dựng của gia đình trong bao năm nay buộc chuyển giao cho người khác” - ông nói.

Chủ một DN về bất động sản ở TP nói: Trước đây vấn đề thâu tóm còn vướng kỹ thuật ở các văn bản quy phạm pháp luật nhưng hiện nay đã khác. “Ngay như Sacombank hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật DN, mặt khác còn bị Luật Các tổ chức tín dụng và hàng trăm quy định pháp luật khác ràng buộc như HĐQT hoạt động theo nhiệm kỳ, phải được thống đốc NHNN phê chuẩn… mà vẫn bị mua gom cổ phần. Cho nên với các DN không hoạt động trong ngành đặc thù, chỉ bị Luật DN, Luật Chứng khoán và điều lệ công ty chi phối thì nguy cơ bị thâu tóm là khá lớn”.

Chính vì thế đang có một tâm lý tiêu cực phủ vào hoạt động mua bán-sáp nhập. Tâm lý e dè đó lớn đến nỗi nhiều DN ngại niêm yết cổ phiếu lên sàn, thậm chí đã lên sàn rồi thì tìm mọi cách hủy niêm yết.

Sàn chứng khoán xuất hiện nhiều "hàng nóng"

Thứ năm, 01/03/2012, 11:31

Tăng điểm khá ấn tượng với mức thanh khoản kỷ lục, thị trường chứng khoán trong nước những ngày gần đây đã lộ diện nhóm cổ phiếu ngân hàng cực “hot” và thu hút không ít giới đầu tư tham gia

thu gom.

Cổ phiếu nhóm ngân hàng đang thu hút lượng lớn nhà đầu tư tham gia đầu tư

Mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn và thị trường chứng khoán không ngừng sụt giảm, nhưng trong suốt thời gian dài vừa qua các nhà đầu tư vẫn chứng kiến sự đi lên không ngừng nghỉ của các cổ phiếu ngân hàng.

Điểm nhấn mạnh nhất và được nhiều nhà đầu tư để ý phải kể đến những phiên giao dịch gần đây, khi khối lượng giao dịch ở cổ phiếu này tăng lên mức choáng ngợp. Động thái này kiến giới chuyên môn cho rằng đây là những cổ phiếu nằm trong diện “hàng nóng” của sàn chứng khoán.

28 Theo thống kê, thị trường chứng khoán hiện nay có 9 cổ phiếu ngân hàng. Trong đó trên sàn Hà Theo thống kê, thị trường chứng khoán hiện nay có 9 cổ phiếu ngân hàng. Trong đó trên sàn Hà Nội có 4 mã, bao gồm: HBB của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ACB của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu; NVB thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt.

5 cổ phiếu thuộc sàn TP.HCM là STB của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường Tín, MBB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội, EIB là của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, VCB là của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, CTG là Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.

Với những người thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán trong thời gian gần có thể nhận thấy, đà tăng của các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng đang diễn ra khá mạnh, khiến hoạt động mua bán sôi động lạ thường.

Điển hình, trong phiên giao dịch ngày 28/2, mặc dù thị trường chứng khoán giảm điểm song nhóm cổ phiếu ngân hàng đã thực sự làm nóng thị trường.

Sức nóng của thị trường lại tiếp tục được hâm nóng khi nhà đầu tư chứng kiến phiên giao dịch ngày cuối cùng của tháng 2, với mức thanh khoản kỷ lục gần 3.000 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, cổ phiếu nhóm ngân hàng chiếm một lượng lớn.

Tại sàn TP.HCM, dẫn đầu về thanh khoản toàn thị trường vẫn là cổ phiếu trong nhóm ngân hàng. Vị trí số một là MBB đạt hơn 6 triệu đơn vị. Tiếp đó là STB đạt gần 5,9 triệu đơn vị; EIB đạt gần 2,7 triệu đơn vị...

Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, cổ phiếu HBB vẫn là tâm điểm với những biến động giá mạnh trong phiên. Từ giảm sàn, mã này hồi phục mạnh tăng trần cuối phiên, giá trung bình đóng cửa giữ tham chiếu. Khối lượng giao dịch tiếp tục đạt kỷ lục, dẫn đầu toàn sàn với gần 21,2 triệu đơn vị. Đứng vị trí thứ 2 về thanh khoản là VND với gần 5,3 triệu đơn vị. Tiếp theo là PVX (hơn 4,9 triệu đơn vị), KLS (hơn 4,6 triệu đơn vị), SHB (hơn 4 triệu đơn vị)...

Theo thống kê, với 9 cổ phiếu trong nhóm ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ có 3 cổ phiếu có mức giá trên 20.000 đồng và 3 cổ phiếu trên mệnh giá một chút và 3 cổ phiếu niêm yết thấp hơn nhiều so với mệnh giá.

Đứng đầu trong danh sách tăng giá của nhóm ngân hàng phải kể đến cổ phiếu STB niêm yết trên sàn TP.HCM. Nếu như đầu năm 2012 cổ phiếu STB chỉ niêm yết ở mức 15.500 đồng/cổ phiếu, thì sau đúng hai tháng giao dịch cổ phiếu này đã tăng thêm đến gần 50% khi lên mức 22.500 đồng.

Có mức tăng khá ấn tượng là 47%, cổ phiếu SHB cũng đang được nhiều nhà đầu tư săn lùng và thu gom mạnh. Kế tiếp sau là các cổ phiếu CTG, HBB, MBB, EIB, ACB. Chỉ riêng cổ phiếu NVB là đứng im sau hai tháng giao dịch.

29 qua có thể thấy rằng, các cổ phiếu của nhóm ngân hàng đang khá đắt hàng. Điều này cũng hoàn qua có thể thấy rằng, các cổ phiếu của nhóm ngân hàng đang khá đắt hàng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi mà trên thực tế loại cổ phiếu này thường được lấy làm thước đo của thị trường. Bất chấp nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua, nhưng những cổ phiếu thuộc ngành tài chính, đặc biệt là ngân hàng, luôn giữ được mức tăng điểm ấn tượng và giữ được giá trị.

Vì vậy, như một điều tất nhiên, trong giai đoạn này khi nhiều tín hiệu về vĩ mô đã cho kết quả ổn

Một phần của tài liệu Thong tin TTCK (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)