Sau hai năm làm việc công ty xét lên lương một lần vào đầu tháng 8 hàng năm.
Nếu CBCNV đã đạt đến mức cuối của thang lương thì lần xét nâng lương tiếp theo sẽ tăng thêm 5% lương cơ bản (với hệ số lương cuối cùng) và bắt đầu từ năm tiếp theo sẽ tăng 1% cho mỗi năm thay vì niên hạn là 2 năm.
Cán bộ công nhân viên đã có đủ niên hạn ít nhất 2 năm hưởng ở một mức lương( kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới ) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm nội qui lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét và phải 1 năm sau đó mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.
Thủ tục xét nâng lương: Đến, ký xét duyệt nâng lương. Phòng tổ chức hành chính nhân sự(HCNS) rà soát và tổng hợp danh sách CBCNV đã đủ niên hạn nâng lương. Gởi danh sách xuống các đơn vị, để tham khảo ý kiến của Lãnh đạo cơ sở. Sau đó, phòng HCNS lập biểu, trình Ban lãnh đạo Công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, phòng HCNS thảo Quyết định trình Giám đốc ký chính thức, và mời CBCNV có tên được nâng lương để trao Quyết định. Đối với CBCNV chưa đuợc xét nâng lương thì cần nói rõ lý do cho CBCNV được biết.
Quyết định tăng bậc lương phải có trước thời hạn tăng bậc lương ít nhất 1 ngày. Không có trường hợp nâng bậc lương trước thời hạn.
1.2.2.8.Chế độ hạ bậc lương
Áp dụng với các trường hợp: CBCNV nào vi phạm các quy định như không chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, quy định, quy trình làm việc, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có sai sót gây hậu quả lớn có tư cách đạo đức cá nhân không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của Công ty.
2. Các vấn đề cần khắc phục và tiêu chí hướng tới của chương trình 2.1.Vấn đề cần khắc phục
Qua quá trình khảo sát thực tế tại công ty thì thấy rằng việc quản lý nhân sự và tiền lương còn nhiều vấn đề cần khắc phục như sau:
- Độ chính xác không cao dễ gây nhầm lẫn
- Hệ thống quản lý mất nhiều thời gian và công sức
- Việc tìm kiếm tra cứu thông tin nhân viên gặp rất nhiều khó khăn - Gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý quá trình công tác của nhân viên
- Báo cáo thống kê còn nhiều vướng mắc - Tốn kém về nhân lực và chi phí
Vì thế công ty cần phải có một phần mềm để hỗ trợ cho việc quản lý nhân sự và tính lương. Phần mềm quản lý nhân sự và tiền lương của em cung cấp một giải pháp quản lý linh động hơn, đầy đủ các tính năng mà công ty cần thiết.
2.2.Các tiêu chí hướng tới của chương trình
Hỗ trợ nhân viên phòng tổ chức hành chính nhân sự: - Quản lý các thông tin về tuyển dụng lao động.
- Quản lý các thông tin về ứng viên và các thông tin liên quan đến ứng viên. - Quản lý các danh mục liên quan.
- Quản lý thông tin về hồ sơ yếu lý lịch, trình độ, hợp đồng lao động, hồ sơ lương của nhân viên
- Quản lý danh sách các phòng ban.
- Quản lý danh sách nhân viên của từng phòng ban. - Quản lý các thông tin có liên quan đến nhân viên. Hỗ trợ nhân viên phòng tài chính kế toán :
- Quản lý bảng lương nhân viên.
- Quản lý nhật ký lương của nhân viên. - Quản lý các khoản thu nhập của nhân viên
- Quản lý các loại phụ cấp, ngạch lương, hệ số lương, các khoản khấu trừ và tính lương cho nhân viên mỗi tháng.
- Quản lý được các mức thưởng/phạt cho từng nhân viên theo quy định của công ty.
- Thay thế các loại sổ sách.
2.3.Các chức năng mà chương trình cần đạt được
Quản lý hồ sơ, tài liệu, lý lịch, giấy tờ liên quan đến nhân sự trong công ty: tổ chức một khung cơ sở dữ liệu thống nhất, đảm bảo đầy đủ, chính xác, thể hiện được đặc trưng của từng nhân viên trong công ty.
Tính toán tiền lương của công nhân viên chức một cách chính xác, rõ ràng, đúng với Luật lao động. Các khoản lương và các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động, chuyển sang tự động hóa cho việc tính toán lương để thực hiện chuẩn mực hóa quy chế tiền lương của công ty, đồng thời có thể thay đổi tùy biến theo từng giai đoạn để phù hợp tình hình hiện tại của công ty và các chính sách về lao động tiền lương do nhà nước quy định.
Thiết lập các báo cáo về tình trạng nhân sự, các báo cáo về hoạch toán tiền lương: truy xuất được số lượng lớn dữ liệu khi cần thiết thành văn bản, tổng hợp và tính toán số liệu trong thời gian xử lý nhanh chóng.
Người dùng có thể sử dụng chương trình dễ dàng và tiện lợi mà không cần phải biết nhiều về tin học. Tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 1. Khái quát về phân tích thiết kế hệ thống thông tin
1.1.Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống: là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung.
Hệ thống thông tin: là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh.
Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình:
- Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo định kỳ (Ví dụ: Các hệ thống tính lương).
- Hệ thông tin quản lý (ManagementInformationSystem - MIS): Một hệ thông tin gồm cơ sở dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định.
- Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân tích ra quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu).
- Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một cách thông minh.
Hệ thống quản lý: Là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và có trao đổi thông tin.
Hệ thống quản lý chia thành hai hệ thống con:
- Hệ tác nghiệp (trực tiếp sản xuất): Gồm con người, phương tiện, phương pháp trực tiếp thực hiện mục tiêu đã đề ra.
- Hệ quản lý (gián tiếp sản xuất): Gồm con người, phương tiện, phương pháp cho phép điều khiển hoạt động của hệ thống.
b. Nhiệm vụ và vai trò của hệ thống thông tin
Nhiêm vụ của hệ thống thông tin:
- Đối ngoại: Thu thập thông tin từ môi trường bên ngoài, đưa thông báo ra ngoài.
- Đối nội: Liên lạc giữa các bộ phận cung cấp cho hệ thống tác nghiệp, hệ quyết định. Có hai loại thông tin sau:
+ Phản ánh tình trạng của cơ quan.
+ Phản ánh tình trạng hoạt động của cơ quan.
Vai trò của hệ thống thông tin: Đóng vai trò trung gian giữa hệ thống với mối trường, giữa hệ thống con quyết định với hệ thống con nghiệp vụ.
c. Các thành phần của một hệ thống thông tin quản lý
Các thành phần của một hệ thống thông tin: - Thiết bị (Phần cứng và phần mềm). - Dữ liệu.
- Các xử lý. - Con người.
Trong đó: Dữ liệu và các xử lý là quan trọng nhất.
Dữ liệu là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh thực trạng hiện thời hay quá khứ của doanh nghiệp.
Các xử lý là những quá trình biến đổi thông tin, nhằm vào 2 mục đích chính: Sản sinh các thông tin theo thể thức quy định và trợ giúp cho các quyết định.
d. Phương pháp phân tích thiết kế hướng cấu trúc
Khảo sát nghiệp vụ, thu thập hồ sơ tài liệu có liên quan. Xây dựng biểu đồ ngữ cảnh.
Liệt kê những tài liệu dùng cho hệ thống. Xây dựng chức năng nghiệp vụ.
Ma trận thực thể chức năng.
Vẽ biểu đồ luồng dữ liệu ở các mức. Xác định sơ đồ chức năng chương trình. Thiết kế các giao diện.
e. Lựa chọn công cụ để thực hiện đề tài
Để tạo một phần mềm, việc lựa chọn công cụ sử dụng là một phần quan rất quan trọng. Trong đề tài này, em lựa chọn các công cụ phục vụ cho đề tài của mình là:
- Phương pháp phân tích thiết kế hướng cấu trúc. - Ngôn ngữ lập trình vb.net
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
2. Phân tích thiết kế hệ thống 2.1. Sơ đồ phân rã chức năng
Hình 2.1: Sơ đồ phân rã chức năng
Quản lý nhân sự: Gồm quản lý tuyển dụng: cập nhật thông tin ứng
viên, đợt tuyển, quản lý kết quả tuyển dụng. Cập nhật hồ sơ nhân sự gồm: cập nhật sơ yếu lý lịch, cập nhật hợp đồng lao động, cập nhật quá trình đào tạo, cập nhật khen thưởng kỷ luật, cập nhật điều chuyển phòng ban, xử lý thôi việc, cập nhật danh sách khen thưởng con của CBCNV nhân ngày quốc tế thiếu nhi.
Quản lý lương: Thực hiện chấm công theo thời gian, lập bảng công
theo tháng để tính lương, cập nhật các khoản như trong cách tính lương của công ty, dựa vào bảng công để lập bảng lương. Tính lương theo tháng cho
từng phòng ban trong công ty. Tính lương cho cả nhân viên chính thức và nhân viên thử việc.
2.2.Biểu đồ luồng dữ liệu
2.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Biểu đồ:
Hình 2.2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Trong đó:
1. Thông tin cập nhật ứng viên, nhân sự, hợp đồng lao động, quá trình đào tạo, khen thưởng/ kỷ luật, thôi việc, điều chuyển phòng ban, yêu cầu báo cáo nhân sự.
2. Thông tin: ứng viên, nhân viên, hợp đồng lao động, điều chuyển công tác, đào tạo, khen thưởng/ kỷ luật, thôi việc, báo cáo nhân sự. 3. Thông tin cập nhật bảng chấm công, lương cơ bản, thông tin khấu trừ thông tin thưởng, phụ cấp, yêu cầu thống kê bảng lương
4. Bảng lương, bảng chấm công 5. Yêu cầu báo cáo thống kê 6. Báo cáo, thống kê
Biểu đồ này nói nên phạm vi hoạt động của hệ thống và việc trao đổi dữ liệu với các tác nhân bên ngoài hệ thống. Biểu đồ này có hai tác nhân chính là người quản lý nhân sự và người quản lý tiền lương.
2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Biểu đồ này nêu lên sự liên kết, trao đổi dữ liệu giữa các chức năng chính của hệ thống và giữa các chức năng này với các tác nhân đã được nêu ở biểu đồ trên, để chi tiết hơn cần phân tích tiếp các biểu đồ dưới đỉnh.
2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 2.2.3.1.Chức năng quản lý nhân sự
Hình 2.4 : Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – chức năng quản lý nhân sự
Trong đó:
1. Thông tin cập nhật ứng viên 2. Thông tin ứng viên
3. Thông tin cập nhật nhân sự 4. Thông tin nhân sự
5. Thông tin cập nhật các quá trình( gồm quá trình đào tạo, điều chuyển phòng ban, quá trình khen thưởng kỷ luật)
6. Thông tin các quá trình
7. Thông tin cập nhật xử lý thôi việc 8. Thông tin xử lý thôi việc
9. Thông tin cập nhật khen thưởng con CBCNV
10.Thông tin khen thưởng CBCNV 11.Thông tin ứng viên trúng tuyển
Biểu đồ này mô tả sự trao đổi liên kết giữa tác nhân người quản lý nhân sự với các chức năng ở trên biểu đồ, và sự trao đổi, liên kết giữa chức năng cập nhật hồ sơ với các chức năng khác đã nêu trên biểu đồ.
2.2.3.2.Chức năng quản lý tiền lương
Biểu đồ:
Hình 2.5 : Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh- chức năng quản lý tiền lương
Trong đó:
1. Thông tin cập nhật ngạch lương
2. Thông tin ngạch lương
3. Thông tin cập nhật hệ số lương
5. Thông tin cập nhật diễn biến lương
6. Thông tin diễn biến lương 7. Thông tin cập nhật tạm ứng 8. Thông tin tạm ứng
9. Thông tin cập nhật thưởng 10.Thông tin thưởng
11.Thông tin cập nhật bảng công
12.Thông tin bảng công 13.Thông tin cập nhật lương 14.Thông tin lương
15.Thông tin cập nhật nâng bậc lương
16.Thông tin nâng bậc lương Biểu đồ này mô tả sự liên kết, trao đổi dữ liệu giữa tác nhân người quản lý tiền lương với các chức năng cập nhật hệ số lương, cập nhật ngạch lương, lập bảng công, cập nhật tạm ứng, cập nhật thưởng, cập nhật diễn biến lương, cập nhật nâng bậc và sự trao đổi liên kết giữa chức năng lập bảng lương với các chức năng cập nhật hệ số lương, cập nhật tạm ứng, cập nhật diễn biến lương, cập nhật thưởng, lập bảng công và sự trao đổi liên kết dữ liệu giữa chức năng cập nhật hệ số lương với chức năng cập nhật ngạch lương.
2.3. Sơ đồ quan hệ các tập thực thể 2.3.1 Cơ sở lý thuyết
2.3.1.1. Khái niệm thực thể và thuộc tính
Thực thể: là một đối tượng cụ thể hay trừu tượng trong thế giới thực mà
nó tồn tại và có thể được phân biệt với các đối tượng khác. Ví dụ: một nhân viên là một thực thể , một thành phố.
Tập thực thể: một nhóm bao gồm các thực thể giống nhau.
Ví dụ: tập thực thể khách hàng.
Thuộc tính của thực thể: các tập thực thể có các đặc tính.
Khóa: mỗi thuộc tính hay một tập tối thiểu các thuộc tính mà các giá trị
nó xác định duy nhất một thực thể trong một tập thực thể.
Cho D1, D2, …, Dn là n miền giá trị. R thuộc D1, D2, …, Dnlà một quan hệ trên tập thuộc tính D1, D2,…, Dnmỗi phần tử của R là một n bộ có dạng ( d1, d2, ..., dn) trong đó Di với mọi i = 1 … n
- Quan hệ 1-1: hai kiểu thực thể A và B có mối liên kết 1-1 với nhau, nếu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng một đối tượng thuộc B và ngược lại
- Quan hệ n-n: hai kiểu thực thể A và B có mối liên kết n-n với nhau, nếu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng n đối tượng thuộc B và ngược lại.
- Quan hệ n-1: hai kiểu thực thể A và B có mối liên kết n-1 với nhau nếu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng một đối tượng thuộc B và 1 đối tượng thuộc B có n đối tượng thuộc A
- Quan hệ 1-n: hai kiểu thực thể A và B có mối liên kết 1-n với nhau nếu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng n đối tượng thuộc B và 1 đối tượng thuộc B có một đối tượng thuộc A
2.3.1.3. Thực thể và thuộc tính
-Ứng viên: Họ, tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, nơi
cấp, ngày cấp, nơi sinh, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, điện thoại, email, dân tộc, tôn giáo,tình trạng hôn nhân, số năm kinh nghiệm, tin học, ngoại ngữ, ngày nộp hồ sơ, ngày tuyển dụng…
-Vị trí tuyển dụng: Tên vị trí tuyển dụng.
-Đợt tuyển dụng: Tên tuyển dụng, đợt tuyển dụng, người phóng vấn, chủ
đề, địa điểm.
-Kết quả tuyển dụng: Tên phòng ban, tên tổ, chức vụ
-Nhân viên: Họ, tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, nơi
cấp, ngày cấp, nơi sinh, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, điện thoại, email, dân tộc, tôn giáo, phòng ban, chức vụ ,tình trạng hôn nhân, tài khoản, ngày vào làm.
-Ngoại ngữ: Tên ngoại ngữ.
-Tôn giáo: Tên tôn giáo.
-Phòng ban: Tên phòng ban.
-Chức vụ: Tên chức vụ.
-Hợp đồng: Loại hợp đồng, tên nhân viên, ngày ký, ngày kết thúc, chức