Các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến động lãi suất đến hiệu quả kinh doanh của CTCPTM Hoàng Bách

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh mặt hàng điện gia dụng của công ty cổ phần thương mại Hoàng Bách (Trang 39)

quả kinh doanh của CTCPTM Hoàng Bách

3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn

 Tăng khả năng huy động nguồn VCSH

Trong quá trình mời gọi góp vốn đầu tư, công ty nên cân nhắc giữa lượng vốn huy động và quy mô hoạt động để tránh tình trạng lãng phí vốn và lợi nhuận chia thấp do có quá nhiều thành viên tham gia.

Mặt khác, công ty nên tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp khác để nâng cao năng lực kinh doanh, quy mô vốn hoạt động. Bởi với xuất phát điểm thấp, năng lực tài chính không cao, công ty sẽ không đủ sức canh tranh với các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia. Do đó, để tồn tại bền vững, công ty nên tăng cường các mối liên kết kinh tế.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, công ty có thể giữ lại lợi nhuận nhằm phục vụ quá trình tái đầu tư, tăng nguồn VCSH từ lợi nhuận thu được. Như vậy, một mặt công ty gia tăng năng lực vốn tự có, mặt khác chi phí sử dụng vốn cũng thấp hơn so với chi phí sử dụng nguồn vốn vay.

 Tăng khả năng huy động vốn vay

Lãi suất tiền vay là chi phí đầu vào nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải:

- Tính toán và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án kinh doanh.

- Tích cực và chủ động thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất thông qua việc khai thác, sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm các rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường.

- Trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng về tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong các cú sốc về lãi suất.

- Sử dụng thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán.

- Thường xuyên tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng.

3.2.2. Giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận

Chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là toàn bộ những khoản chi ohis cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế thì việc quản lý và sử dụng chi phí giữ vai trò quan trọng. Trong phạm vi toàn xã hội, hạ thấp chi phí kinh doanh sẽ góp phần tiết kiệm vốn vầ chi phí của nhà kinh doanh. Hạ thấp chi phí kinh doanh tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, từ đó sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hóa giúp cho doanh nghiêpj có thể cạnh tranh trên thị trường nâng cao lợi nhuận. Hạ thấp chi phí kinh doanh là tiết kiệm các khoản chi phí để thực hiện yêu cầu ổn định, cải thiện đời sống cho CBCNV trong doanh nghiệp, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tiết kiệm các khoản chi phí là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh mà phải triệt để tiết kiệm trong mọi khoản chi tiêu, cắt bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết, bất hợp lý, đồng thời phải mạnh dạn trong trường hợp sử dụng chi phí để mở rộng quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Một số biện pháp góp phần tiết kiệm chi phí kinh doanh giúp tăng lợi nhuận cho công ty:

- Cân nhắc, lựa chọn địa bàn hoạt động, xây dựng mạng lưới kho hàng, cửa hàng đảm bảo thuận lợi cho quá trình vận động của hàng hóa, đồng thời thuận tiện cho việc mua bán của người tiêu dung, giảm chi phí vận chuyển tăng doanh thu cho công ty.

- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nắm vững nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung, giữ chữ tín kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung về chủng loại hàng hóa, giá ả hàng hóa, đồng thời hình thành nguồn hàng cung cấp ổn định, chất lượng với chi phí hợp lý, nhằm tăng mức lưu chuyển hàng hóa, giảm tỷ suất chi phí cho công ty.

- Giải quyết hài hòa các mặt lợi ích giữa công ty với người lao động, giữa các loại lao động với nhau nhằm kích thích tiết kiệm chi phí kinh doanh và nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận công ty.

- Thực hành chế độ tiết kiệm đi đôi với hiệu quả kinh tế ở mọi nơi, mọi thời điểm trong tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình kinh doanh.

 Quản lý chi phí kinh doanh gắn với kế hoạch có thể được lập theo các dự đoán ngắn hạn về chi phí kinh doanh trên cơ sở các kế hoạch năm. Lập kế hoạch ngắn hạn cần xác định những nhu cầu cần thiết đồng thời phải biết phân tích rà soát lại các hệ thống phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

 Phân công phân cấp quản lý chi phí phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, cần thiết phải phân quyền trách nhiệm cho từng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của CBCNV trong bộ phận đó, tạo điều kiện để giám sát tình hình thực hiện chi phí trong ngắn hạn. Từ đó có thể kiểm soát quá trình thực hiện các kế hoạch của công ty, khám phá được khả năng tiềm tang của công ty, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh.

 Thường xuyên hoặc đinh kỳ kiểm tra giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh đặc biệt là đối với các khoản mục chi phí chiếm tỷ trong lớn. Kiểm tra giám sát mọi hoạt động chỉ tiêu kinh tế của công ty là một biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh một cách triệt để.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh mặt hàng điện gia dụng của công ty cổ phần thương mại Hoàng Bách (Trang 39)