Một số kiến nghị, đề xuất cụ thể phát huy vai trò của phụ nữ trong

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 97)

trong việc thực hiện các chức năng để xây dựng gia đình văn hóa trước tác động của cơ chế thị trường ở ngoại thành Hà Nội hiện nay

Đối với cấp ủy Đảng: phải có chủ trương, biện pháp cụ thể, tích cực quan tâm đến vai trò của người phụ nữ, thường xuyên chỉ đạo hoạt động của các cấp hội phụ nữ, tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Phải có quan điểm đúng đắn về vấn đề phụ nữ và có những chính sách có trách nhiệm giới khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra, cần hướng cho người dân quan tâm xây dựng lối sống có văn hóa, thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa” đến từng xã, thôn, bản. Cấp ủy Đảng phải trực tiếp chỉ đạo Ủy ban nhân dân và các bộ phận có liên quan lập kế hoạch phân công, đôn đốc, kiểm tra, kiểm điểm hàng tháng, hàng quý,… có quyết sách cụ thể để đạt mục tiêu từng phần, từng bước đi đến kết quả cuối cùng.

Đặc biệt các cấp ủy phải chỉ đạo việc lồng ghép giới vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi huyện nhằm tạo căn cứ pháp lý để phát huy vai trò người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa

Các cấp ủy phải chỉ đạo các tổ chức, đơn vị như Hội LHPN, Phòng Văn hóa, thông tin thực hiện tốt các chương trình, dự án liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội; tăng cường các mô hình gia đình thực hiện tốt nếp sống văn minh, bình đẳng, tiến bộ, từ đó nhân rộng ra các cụm dân cư khác. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi địa phương mà có các chủ trương phù hợp. Từ Liêm cấp ủy Đảng cần có chủ trương cụ thể nhằm đẩy mạnh

96

công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tạo nhiều việc làm cho người phụ nữ; cấp ủy Đảng huyện Hoài Đức cần tập trung vào chiến lược phát triển hạ tầng một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; cấp ủy Đảng huyện Chương Mỹ nên chú trọng vào chiến lược phát triển các làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, giao thông đầu mối, bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ dân trí cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc; Phúc Thọ là huyện thuần nông, cần có chiến lược về vấn đề việc làm trong thời gian nông nhàn, đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới.

Đối với các cấp chính quyền: xây dựng chương trình nghiên cứu và

phổ biến kịp thời pháp luật, chính sách có liên quan tới phụ nữ; hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ, Luật hôn nhân gia đình, Pháp lệnh dân số, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới; kiên quyết thực hiện đồng bộ phòng, chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, nghiện hút, ngăn chặn có hiệu quả việc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm… ;

Về đào tạo nghề cho phụ nữ cần có chương trình đào tạo phù hợp, có địa chỉ sử dụng, kết quả cao cả về lý thuyết và thực hành. Đồng thời phải tạo cho lao động nữ có điều kiện tự học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc hàng ngày; chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho phụ nữ ở những địa phương bị thu hồi đất nông nghiệp như An Khánh (Hoài Đức), Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (Từ Liêm), chính sách xã hội đối với phụ nữ đơn thân, chính sách tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn trong thời gian nông nhàn nhất là ở các huyện thuần nông như Phúc Thọ, Chương Mỹ, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật để phụ nữ phát triển kinh tế, tạo ra nhiều loại quỹ hỗ trợ lãi suất thấp; thu hút các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, viện trợ phát triển (ODA)… ; đề xuất hỗ trợ nâng cao nhận thức cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ vùng dân tộc

97

tạo điều kiện để họ tiếp cận, nâng cao trình độ, thích nghi với giai đoạn mới. Trong điều kiện kinh tế của các gia đình và phụ nữ ở một số thôn, xã hiện nay còn gặp khó khăn, chưa có nhiều điều kiện để hưởng thụ văn hóa, một số phụ nữ nông thôn, dân tộc còn nhiều hạn chế về hiểu biết xã hội. Vì vậy, các cấp chính quyền cần đầu tư khôi phục hoặc làm mới hệ thống loa truyền thanh công cộng, hệ thống nhà văn hóa của từng thôn, xã để các gia đình, các cá nhân đặc biệt là người phụ nữ có thể theo dõi thông tin, nắm bắt tình hình thị trường, học hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức về khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, phương pháp tổ chức cuộc sống gia đình, cũng như hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần chung.

Các cấp chính quyền của các huyện phải đặc biệt theo dõi sát sao những hiện tượng bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội xuất hiện ở địa phương và có những giải pháp khắc phục kịp thời một cách nghiêm khắc để làm gương cho các gia đình.

Ngoài ra, chính quyền các huyện Từ Liêm, Hoài Đức phải có chính sách ổn định đầu tư để phát triển đô thị một cách bền vững; Chương Mỹ, Phúc Thọ đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm phát triển thêm các KCN, CCN tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội: cần phối hợp đồng bộ cùng HLHPN tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các phong trào hoạt động về nguồn như đền ơn đáp nghĩa, thăm lại chiến trường xưa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo đời sống, giải quyết và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình “ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”, tạo điều kiện để các thể hệ phụ nữ ở các địa phương hôm nay ra sức học tập, phấn đấu vươn lên, phát huy vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Tùy theo tính chất của từng ngành mà có kế hoạch triển khai đến tận người dân tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào xây dựng gia đình văn

98

hóa để tác động đến mọi thành viên, đặc biệt là người phụ nữ, làm chuyển biến nhận thức của mỗi người về nội dung, ý nghĩa của phong trào. Qua đó mọi người sẽ quan tâm đến vai trò người phụ nữ và sẽ có những hành động thiết thực hơn, góp phần đáng kể vào sự thành công của phong trào.

Do vậy, phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở các địa bàn nghiên cứu là nhiệm vụ chung của các ban, ngành, đoàn thể, mọi người cùng ra sức thực hiện, trong đó vai trò của người cán bộ phụ trách là rất quan trọng, họ phải là những người tâm huyết với nhiệm vụ, đi sâu, đi sát cơ sở vận động phong trào. Đồng thời họ phải giữ vai trò nòng cốt động viên quần chúng, thúc đẩy phong trào góp phần vào công cuộc CNH, HĐH ở các huyện hiện nay.

Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa là một quá trình lâu dài, nhất là trong điều kiện của các huyện đang trong quá trình đô thị hóa như hiện nay. Hơn ai hết, mỗi cán bộ đảng viên trong cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải hiểu rõ điều đó. Vì vậy, dù ở bất cứ cương vị nào, cán bộ đảng viên cũng phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện tốt trách nhiệm của mình nhằm xây dựng thành công phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở mỗi huyện.

Đối với Phòng Văn hóa- Thông tin: phối kết hợp với các cơ quan chức năng, các xã, phường xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đề xuất kịp thời các biện pháp, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của phong trào; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức và nhân dân trên địa bàn thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ, lễ hội.

99

Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép mục tiêu, chương trình hành động về công tác gia đình với thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; tổ chức thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực gia đình.

Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, xã: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ, phong trào thi đua của Hội, và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Chủ động lựa chọn các hình thức tuyên truyền thiết thực, hấp dẫn như: hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu, giao lưu, văn hóa, văn nghệ… để thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia.

Tổ chức sinh hoạt chi, tổ phụ nữ để hội viên thảo luận cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, liên hệ thực tiễn tại địa phương để định hướng nhận thức và hành động cho mỗi người. Trên cơ sở đó hướng dẫn hội viên rèn luyện chuẩn mực phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trò của họ trong xây dựng gia đình văn hóa.

Tham gia hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

HLHPN của từng huyện, xã tùy theo tình hình cụ thể mà có những biện pháp phù hợp như: HLHPN Từ Liêm, Hoài Đức cần tích cực liên kết mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn như: nấu ăn, cắm hoa; tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn; tổ chức các hội thi tìm hiểu về gia đình văn hóa... để phụ nữ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau. HLHPN huyện thuần nông như Chương Mỹ, Phúc Thọ cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến từng hộ gia đình về phong trào xây dựng gia đình văn hóa; phát triển các mô hình tập hợp hội viên ở những vùng khó khăn, địa bàn có tính đặc thù, vùng đồng bào dân tộc; liên tục tổ

100

chức các hội thi, các buổi tọa đàm để phụ nữ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế cũng như giữ vững hạnh phúc gia đình.

Để phát huy truyền thống vẻ vang của HLHPN trong thời kỳ mới, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của HLHPN cấp trên, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh. Luôn giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; tích cực học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phấn đấu thực hiện tiêu chí người phụ nữ Thủ đô đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục hưởng ứng tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nói chung, phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác, học tập, lao động và tổ chức cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; giúp đỡ, tương trợ các hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để góp phần nâng cao vai trò, vị thế của HLHPN nói chung và người phụ nữ nói riêng.

Xây dựng gia đình văn là một cuộc vận động lâu dài. Theo chúng tôi, để phát huy vai trò của người phụ nữ trong cuộc vận động này cần hơn hết sự vào cuộc tích cực của tất cả các cấp, ngành, tổ chức, sự nỗ lực cố gắng của từng người dân, người phụ nữ ở các huyện. Mỗi địa phương cũng cần thực hiện cuộc vận động với những cách làm mới, dài hơi hơn và bám sát cuộc sống người dân, tạo điều kiện để người phụ nữ có thể phát huy tốt vai trò của mình. Với những tiêu chí cũ chỉ nên áp dụng ở một thời điểm nhất định, sau đó cần nâng cao, bổ sung những tiêu chí mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

101

KẾT LUẬN

Gia đình luôn là tế bào của xã hội, luôn là nhân tố có tính chất quyết định đến việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình, đó là: tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động, tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình và trong xã hội.

Thực hiện chức năng giáo dục và cân bằng tâm – sinh lý cho các thành viên trong gia đình, người phụ nữ với vai trò là người vợ, người mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong gia đình, trong việc giữ gìn, phát huy, truyền thụ những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc từ đời này qua đời khác, đảm bảo việc giữ gìn bản sắc, đạo đức, lối sống nhân văn. Đồng thời là người giữ vai trò cân bằng tâm – sinh lý cho các thành viên trong gia đình trước những tác động của cuộc sống và trong quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách sống để đảm bảo gia đình thực sự là điểm tựa, là hậu phương vững chắc và là tổ ấm cho các thành viên trong gia đình. Gia đình còn là cầu nối giữa các cá nhân với xã hội, mỗi con người đều là thành viên của một gia đình nhất định nhưng cũng là thành viên của xã hội, sự tồn tại và phát triển của xã hội được phản ánh một cách đầy đủ qua sự tốn tại và phát triển của gia đình. Nhưng chính người phụ nữ giữ vị trí hết sức quan trọng và là trung tâm trong việc tiếp nhận sự phản ánh đó một cách có chọn lọc để đảm bảo cho việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Như vậy, trong gia đình truyền thống người phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng và điều này càng cần phải được thể hiện và nâng lên ở một trình độ mới cao hơn, đó là việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa trước tác động của cơ chế thị trường hiện nay, đảm bảo gia đình “ ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” trên phạm vi cả nước nói chung và ở các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng – nơi mà quá trình

102

phát huy vai trò của người phụ nữ còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ tính cấp thiết hiện nay về việc phát huy

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 97)