Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt - may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 93)

2.1. Đối với Chính phủ.

- Cần hình thành một hệ thống chính sách đồng bộ, rõ ràng và đủ mạnh để trợ giúp các DNNVV trong đó có DNNVV ngành Dệt - May. Trước mắt Chính phủ cần thành lập và có giải pháp hỗ trợ vốn để xây dựng Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ngành Dệt - May để tạo lập và bổ sung một kênh hỗ trợ cho DNNVV Dệt - May thực hiện chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo điều kiện để các DNNVV ngành Dệt - May nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập (có thể tái cơ cấu 2% GDP từ ngân sách dành cho phát triển KH&CN), thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển của toàn ngành đã được Chính phủ phê duyệt, vì ngành Dệt - May đã được Chính phủ xác định là ngành công nghiệp ưu tiên từ nay đến năm 2020.

- Chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn các DNNVV ngành Dệt - May được đóng góp cho Quỹ từ nguồn trích từ lợi nhuận trước thuế hàng năm của doanh nghiệp (như QĐ 36/2007/QĐ-BTC ngày 16.5.2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp và quy định tại điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ).

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt - May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu triển khai, và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt - May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước cho các DNNVV Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường, dự án về Dệt - Nhuộm.

- Mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các tổ chức mới và các ngân hàng nước ngoài, cải cách định chế tài chính và luật pháp giúp cho thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, tổ chức tài chính phát triển, các công ty cho thuê tài chính, các công ty vốn đầu tư mạo hiểm (Quỹ), nhằm tăng cường nguồn tài trợ dài hạn cho các DNNVV Dệt - May.

- Tự do hóa tài chính thông qua các biện pháp tự do hóa lãi suất tiền gửi và cho vay. Điều này sẽ làm cho các DNNVV tiếp cận dễ dàng hơn trên thị trường chính thức và các trung gian tài chính có thể phát triển bền vững hơn thông qua việc huy động tiền tiết kiệm tại chỗ để cho vay.

92

- Chính sách thuế của Nhà nước đã có những ưu đãi đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ…tuy nhiên về thuế Nhà nước cần điều chỉnh thuế VAT của các mặt hàng vải hiện nay từ 10% xuống 5% để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các mặt hàng này, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho ngành may làm hàng xuất khẩu. Đối với DNNVV nói chung và DNNVV ngành Dệt - May nói riêng có thể xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 23% nếu DN có tỷ lệ xuất khẩu lớn.

- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực điều hành kinh tế ở cấp địa phương đồng thời tăng cường năng lực công tác điều tiết và phối hợp vĩ mô của các bộ, ngành trung ương là một yêu cầu quan trọng hiện nay. Cần tập trung hoàn chỉnh sớm và nâng cao chất lượng các quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế ngành và liên kết vùng, tăng cường hệ thống thông tin kinh tế, đào tạo cán bộ để hỗ trợ cho hoạt động điều hành kinh tế của các cơ quan chính quyền, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển, trong đó có các DNNVV Dệt - May .

2.2. Đối với cấp Bộ, Ngành.

- Xây dựng chương trình phát triển cây bông, quy hoạch các vùng trông bông nguyên liệu. Kêu gọi và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, đầu tư đổi mới công nghệ tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các DN.

- Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, ngành Dệt - May Việt Nam cần huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp…. Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Đệ trình Chính phủ cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ ngành.

- Khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt - May có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo. Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt -May.

93

- Mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật. Liên kết để đào tạo kỹ năng quản lý của các nước tiên tiến. Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ. Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt - May, xây dựng Trường Đại học Dệt - May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành Dệt - May nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành.

- Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt - May. Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu. Hỗ trợ cho các DN trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các Dệt - May Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt - May.

- Định hướng cho các doanh nghiệp về mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng Dệt - May sang các nước. Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Chuẩn bị kỹ việc nghiên cứu chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu (chủ yếu là từ Mỹ, EU, Nhật) cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt - May Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Trợ giúp các DNNVV trong giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.

- Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.

2.3. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt - May.

- Đối với đội ngũ lãnh đạo các DNNVV ngành Dệt - May phải nhận thức được những thách thức đối với ngành Dệt - May trong tiến trình hội nhập

94

kinh tế quốc tế, nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình.

- Khi Nhà nước cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ các DNNVV Dệt - May cần tận dụng tối đa sự tư vấn, hỗ trợ của Quỹ để đổi mới công nghệ: tư vấn về vay vốn, tư vấn về đầu tư, về công nghệ, về thông tin công nghệ...muốn vậy các doanh nghiệp phải tham gia đóng góp vào Quỹ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của Bộ Tài chính.

- Chủ động trong vấn đề đổi mới công nghệ, tránh tình trạng đổi mới công nghệ, thiết bị bị động, theo sức ép của thị trường, đổi mới công nghệ phải mang tính tích cực, có tầm chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

- Phải xây dựng chiến lược kinh doanh riêng của mình trong điều kiện hội nhập, căn cứ vào thực lực của mình và các sự trợ giúp để lựa chọn được chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình. Cần phải tìm ra được những ưu điểm của công nghệ sản xuất và sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình để có giải pháp đổi mới công nghệ, tạo sự khác biệt về sản phẩm, nâng cao hơn nữa về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phải nghiên cứu, lựa chọn và xác định những bước đi thích hợp. Đổi mới từng phần dây chuyền công nghệ quan trọng, tiến tới đổi mới căn bản hàng loạt trang thiết bị máy móc để đạt được công nghệ theo yêu cầu (căn cứ vào năng lực tài chính của doanh nghiệp và tư vấn của Quỹ).

- Đầu tư đúng mức khâu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Phối hợp với các tổ chức đào tạo về đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công nhân kỹ thuật về năng lực tiếp thu, vận hành và làm chủ công nghệ. Có cơ chế trả lương thích đáng với đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có trình độ để thu hút nguồn lực con người.

- Tin học hóa trong quản lý, chủ động áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, xây dựng mạng nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và để tiếp cận rộng rãi với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác và thông tin về công nghệ, chính sách của Nhà nước, thông tin từ các tổ chức tư vấn, hiệp hội Dệt - May. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để tạo được bước đột phá trong năng suất lao động.

95

- Lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh phải tuân thủ pháp luật…. Đây là một trong những cơ sở để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi hơn với các nguồn vốn vay.

- Trong điều kiện lạm phát và kinh tế khó khăn như hiện nay lại càng phải đề cao trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh. Bởi vì đó là cách tốt nhất để doanh nghiệp tăng cường gắn bó với người lao động, khách hàng và cộng đồng, khơi gợi tinh thần kinh doanh.

- Tham gia vào liên kết doanh nghiệp để phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh.

2.4. Đối với các doanh nghiệp lớn và các tổ chức hỗ trợ.

- Các doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt - May phải nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV, vì trong ngành Dệt - May các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, sản xuất các sản phẩm có công nghệ đơn giản. Do vậy các doanh nghiệp lớn cũng cần đóng góp vào Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ để trợ giúp các DNNVV Dệt - May, để đổi lại các doanh nghiệp lớn cũng sẽ nhận được thông tin và trợ giúp tư vấn.

- Nâng cao vai trò của các tổ chức trợ giúp như Trung tâm Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNNVV và Hiệp hội Dệt - May Việt Nam. Ngoài vai trò đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp và xúc tiến thương mại, đầu tư, các tổ chức, hiệp hội Dệt - May còn có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quan hệ lao động, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong điều kiện hội nhập, những biện pháp hỗ trợ gián tiếp thông qua các tổ chức và hiệp hội, đặc biệt là việc liên kết tự nguyện của doanh nghiệp sẽ là cơ chế phù hợp với các quy định của WTO. Do vậy cần thiết phải sắp xếp và củng cố hiệp hội Dệt - May, bảo đảm hiệp hội Dệt - May hoạt động một cách thiết thực và hiệu quả.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công nghiệp: Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất của một số

ngành công nghiệp chủ chốt và các thông tin về môi trường liên quan;

Nội, 2003.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ: Dự thảo điều tổ chức và hoạt động của Quỹ

đổi mới công nghệ quốc gia; Hà Nội, 2007.

3. Trần Ngọc Ca: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động ĐMCN và nghiên cứu - triển

khai trong các cơ sở sản xuất của Việt Nam; Hà Nội, 2000.

4. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Nghị định số 119/1999/NĐ- CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư

vào hoạt động khoa học và công nghệ..

5. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Quyết định số 55/2001/QĐ- TTg ngày 23.4.2001 về Phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt - May đến 2010.

6. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Nghị định số 90/2001/NĐ- CP ngày 23.11.2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Nghị định số 122/2003/NĐ-

CP ngày 22.10.2003 về thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia

8. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Quyết định số

117/2005/QĐ-TTg ngày 27.5.2005 về Ban hành Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Quyết định số

126/2006/QĐ-TTg ngày 30.5.2006 về Chấm dứt hiệu lực Quyết định 55/2001/QĐ-TTg ngày 23.4.2003.

10. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23.10.2006 về việc Phê duyệt Kế hoạch phát

triển DNNVV 5 năm (2006-2010).

11. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Quyết định số 55/2007/QĐ- TTg ngày 23.4.2007 về Phê duyệt các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.

12. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Quyết định số 36/2008/QĐ- TTg ngày 10.3.2008 về Phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

97

13. Hoàng Ngọc Doanh: Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quỹ đổi mới công nghệ ở nước ngoài trong việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa sử dụng

công nghệ tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Hà Nội, 2007.

Một phần của tài liệu Xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt - may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 93)