Năng lượng mặt trời trên thế giới

Một phần của tài liệu giáo trình lý thuyết năng lượng tái tạo (Trang 71)

Năm 1978, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật có tên "chính sách xã hội trong lĩnh vực các nguồn năng lượng" nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất các loại năng lượng thay thế. Năm 2000 Đức ban bố "Luật phát triển năng lượng có khả năng tái sinh". Các công ty nghiên cứu phát triển công nghệ này được Chính phủ Đức trợ cấp kinh phí, các hộ gia đình sử dụng nguồn năng lượng này cũng được trợ cấp kinh phí, đến năm 2003 đã có 100.000 nóc nhà được lắp đặt pin mặt trời để phát điện... năm 2002 có 90 quốc gia trong thành phần liên minh năng lượng phục hồi Johannesburg chính thức thoả thuận tăng số tiền đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ở Nhật Bản, chỉ riêng năm 2000 đã tăng lượng điện mặt trời lên tới 128 MW (gấp 4 lần trước đó); Philipines điện mặt trời đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân, 250.000 ngôi nhà được lắp đặt pin mặt trời ở Sri Lanka. Trung Quốc, Mexico. Từ những năm 90 ở Đức, Thuỵ Sỹ đã có hàng ngàn toà nhà được lắp đặt các tấm pin thu năng lượng mặt trời theo chương trình hỗ trợ tài chính của Chính phủ, ở Kenya, từ 1993 số nhà sử dụng năng lượng điện mặt trời còn nhiều hơn số nhà được hệ thống điện quốc gia cung cấp. Nam Phi triển khai nhiều chương trình lớn giúp đảm bảo được hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hàng triệu người dân. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời chiếm vị trí đầu bảng. Khối EU có trên 25 triệu m2 thu năng lượng mặt trời dùng để phát điện và đun nước nóng. Israel có luật bắt buộc nhà ở phải có bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời... và có những khu phố giờ cao điểm sẽ cúp điện quốc gia.

Nhờ chính sách khuyến khích đầu tư khai thác năng lượng mặt trời, giá thành 1 kWh điện mặt trời chỉ còn 3 - 23 cent, so với 20 năm trước người sử dụng phải tốn 2,5 USD. Theo dự tính đến năm 2020, điện năng lượng mặt trời ở Mỹ sẽ đảm bảo 15% năng

67

lượng tiêu thụ của cả nước. Nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào lĩnh vực này như Shap Corporation của Nhật Bản hiện chiếm 27% thị trường sản xuất pin mặt trời của thế giới, General Electric đi đầu trong việc sản xuất thiết bị dùng cho các trạm phát điện bằng sức gió.

Một phần của tài liệu giáo trình lý thuyết năng lượng tái tạo (Trang 71)