BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM T9/05 TTDiễn giảiĐVTCPNVLTT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HẢI PHÒNG
PHÒNG
I- SỰ CẦN THIẾT , YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT :
1- Sự cần thiết:
-Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, việc áp dụng chế độ, kế toán mới được bộ TC ban hành trong cả nước dẫn tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được đổi mới để phù hợp với sự thay đổi đó. Tuy nhiên, hiện nay việc vận dụng chế độ kế toán vào hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều vấn đề bất cập. Nhiều doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa chính xác, xác định các khoản mục chi phí không đúng, không có sự phân biệt rõ ràng giữa chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất và xuất dùng dưới phân xưởng. Việc xác định, áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành và xác định đối tượng không phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Việc vận dụng sổ sách kế toán trong tập hợp chi phí và tính giá thành chưa đồng bộ, chưa đảm bảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo một cách kịp thời, chính xác.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với yêu cầu phải tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, đầy đủ nên việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một tất yếu khách quan , phù hợp với quy hoạch phát triển của nền kinh tế . Nó giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định chính xác gía thành sản phẩm từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế trong cạnh tranh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2- Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất :
2.1- Hoàn thiện việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Hoàn thiện việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có một ý nghĩa rất quan trọng: Kế toán chi phí và giá thành . Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và giá thành sẽ giúp cho kế toán chi phí sản xuất tập hợp dễ dàng, đầy đủ, xác định giá thành sản phẩm nhanh chóng và chính xác.
2.2-Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu:
Chất lượng tổ chức hạch toán ban đầu có ảnh hưởng rất lớn tới kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Hạch toán ban đầu được thực hiện tốt sẽ giúp kế toán dễ dàng hơn trong việc tập hợp thông tin về số liệu và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác hơn cho việc tính giá thành. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chứng từ ban đầu cho phù hợp để ghi chép, hạch toán chi phí.
Đối với các chứng từ bắt buộc thì doanh nghiệp phải tổ chức vận dụng một cách thống nhất đồng bộ.
Đối với các chứng từ hướng dẫn sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp thì nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu cơ bản và các doanh nghiệp cũng cần phai lựa chọn , vận dụng và quy định đầy đủ các yếu tố cơ bản phù hợp với điều kiện cơ bản doanh nghiệp mình có. Như vậy mới dễ lập và cung cấp đầy đủ , kịp thời các thông tin cần thiết. Ngoài việc quy định đối với các hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu cũng phải quy định trình tự luân chuyển, xử lí chứng từ sao cho phù hợp, khoa học, tránh sự chồng chéo ,lãng phí những chứng từ. Bên cạnh đó cũng phải quy định trách nhiệm từng cá nhân đối với tính chính xác, trung thực của thông tin trong chứng từ.
2.3- Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán trong doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán, ban hành theo quyết định số 114 / TCQĐ / CĐKT ngày 1/1/1995. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải áp dụng các tài khoản mới, tài khoản được bổ sung và các tài khoản bị bỏ theo thông tư số 89/2002/TT -BTC ngày 9/10/2002
Để phục vụ cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản 621, 622, 627 và tài khoản 154. Những tài khoản này sẽ phản ánh một cách tổng hợp và đầy đủ các khoản mục chi phí sản xuất và tập hợp dễ dàng theo các khoản mục.
Ngoài ra , căn cứ vào yêu cầu quản lí và đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp để xây dựng , quy định hệ thống các tài khoản chi tiết. Việc xây dựng và vận dụng các tài khoản chi tiết nhiều hay ít, chi tiết, cụ thể đến đâu còn tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể và yêu cầu quản lí của các doanh
nghiệp. Song về nguyên tắc, nội dung kinh tế phản ánh trên các tài khoản chi phí phải thống nhất với nội dung quy định phản ánh trên tài khoản cấp 1. Việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho phép cung cấp các thông tin chi phí chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Điều quan trọng khi xây dựng và vận dụng các tài khoản ở các cấp độ khác nhau là phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh khập khiễng, VD: muốn xác định chi phí theo từng đối tượng đã xác định thì các tài khoản chi phí như: TK621, TK622, TK627 cần mở chi tiết theo từng đối tượng và các tài khoản TK154, TK155... cũng phải mở chi tiết. Như vậy, cũng phải đảm bảo trong việc cung cấp thông tin sử dụng cho nhu cầu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
II- NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT