Khả năng thanh toán cũng là một trong các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến rủi ro trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty. Khi xét đến khả năng thanh toán, ta thường đánh giá chủ yếu trên hai phương diện: Khả năng thanh toán với nhà nước (tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước) và khả năng thanh toán đối với khách hàng.
a-Khả năng thanh toán của Công ty đối với Nhà nứoc
Là một doanh nghiệp Công ty cũng phải nộp đầy đủ các khoản thuế như các doanh nghiệp khác. Thông thường phần thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt khi doanh nghiệp giải thể hay phá sản.
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước năm 1999 là 5.525 triệu đồng. Trong những năm gần đây thuế TNDN và VAT đều tăng, điều đó cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng.
b-Khả năng thanh toán của Công ty đối với khách hàng
Bảng 6: Khả năng thanh toán của Công ty (đ/v: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
1- Tiền mặt 4,298,535,729 4,362,036,199
2- Các khoản phải thu 29,563,184,387 35,147,012,369
3- Vốn lưu động 52,314,321,774 65,674,483,249
4- Nợ ngắn hạn 46,260,236,735 61,519,827,519
5-Khả năng thanh toán ngắn hạn:(3)/(4)
1,13 1,07
nhanh
(Trích từ bảng cân đối kế toán của Công ty)
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty được xác định bằng mối tương quan giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn. Năm 2001 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,13 và sang năm 2002 là 1,07. Cả hai năm này hệ số đều lớn hơn một một ít, như vậy nhìn chung là phù hợp, Công ty có khả năng đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Năm 2002 hệ số này giảm so với năm 2001 vì tốc độ tăng của vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty được xác định bằng mối tương quan giữa tiền mặt, các khoản phải thu với tổng vốn lưu động. Hệ số này năm 2001 là 0,73 và giảm xuống chút ít ở năm 2002. Hệ số này giảm cũng là vì tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu. Trong cả hai năm 2001 và 2002, các khoản phải thu đáp ứng phần lớn khả năng thanh toán nhanh của Công ty, tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động. Năm 2001 các khoản phải thu đáp ứng 87,3% khả năng thanh toán nhanh của Công ty và năm 2002 đáp ứng 88,96%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các khoản phải thu đồng thời thể hiện nguy cơ có thể bi thiếu hụt tiền mặt của Công ty. Xét về mặt tổng thể, tiền mặt và các khoản phải thu có thể giải quyết 73% nợ ngắn hạn năm 2001 và 64% nợ ngắn hạn năm 2002. Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là tốt, song khả năng thanh toán nhanh còn hơi thấp, đặc biệt lại có xu hướng giảm. Việc cải thiện tình hình khả năng thanh toán nhanh của Công ty sẽ giúp cho Công ty ngày càng nâng cao uy tín của thị trường, từ đó có thể giúp Công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.