Đánh giá chung về tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty điện máy TP Hồ Chí Minh tại Hà nộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHINHÁNH CÔNG TY ĐIỆN MÁY TP HỒ CHÍ MINH TẠI HÀ NỘI (Trang 29 - 30)

Công ty điện máy TP Hồ Chí Minh tại Hà nội

2.1. Ưu điểm:

- Cơ cấu tổ chức quản lý được xây dựng theo kiểu chức năng là hợp lý đối với qui mô và hình thức kinh doanh của Chi nhánh. Các cấp quản lý trong Chi nhánh phù hợp với cơ cấu kinh doanh như hiện nay. Đa số bộ phận chức năng được giao đủ và rõ chức năng, mối quan hệ giữa các bộ phận được thực hiện đúng chức năng quyền hạn qui định. Việc tuyển chọn và bố trí lao động quản lý đã có đổi mới, được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của công việc, đảm bảo sự phù hợp của người lao động với công việc cũng như tôn trọng nguyện vọng của họ. Chi nhánh áp dụng các hình thức phân công và hiệp tác lao động tương đối phù hợp với đặc điểm của Chi nhánh. Một số bộ phận được phân công đầy đủ, đúng yêu cầu của công việc nhất là bộ phận lãnh đạo. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc nhìn chung có nhiều cố gắng mặc dù bị hạn chế do hậu quả của phân công theo chức năng. Người lao động được giao nhiệm vụ rõ ràng, đa số có đủ trình độ để đáp ứng công việc. Trong từng bộ phận hiệp tác giữa lãnh đạo với các trưởng phó phòng và các nhân viên thường được thực hiện dễ dàng.

- Việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho lao động quản lý đã chú ý nhiều đến sự thuận tiện trong họat động và không tạo ra chênh lệch quá lớn giữa các bộ phận cũng như các loại lao động quản lý.

- Điều kiện làm việc của người lao động quản lý được quan tâm về nhiều khía cạnh thẩm mỹ, chiếu sáng, chiếu nóng và các bộ phận tạo ra được bầu không khí tâm lý thoả mãi.

- Chi nhánh luôn có chính sách coi trọng việc đào tạo cho những cán bộ quản lý chưa có trình độ chuyên môn cao đi học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế đặt ra.

2.2. Nhược điểm:

- Bộ máy quản lý còn có bộ phận chưa hợp lý về số lượng người. Cụ thể như phần phân tích ở trên ta thấy, những bộ phận như Trung tâm thương mại và các cửa hàng thuộc Chi nhánh số lượng người là chưa hợp lý, số lượng người ở các bộ phận này thừa không cần thiết. Mặt

khác những bộ phận như phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần bổ sung những lao động có trình độ chuyên môn cao vào bộ phận này.

- Định mức lao động quản lý mới dựa trên kinh nghiệm và chưa được chú ý thực hiện.

- Ý thức chấp hành kỷ luật của nhân viên chưa cao thể hiện: đi làm không đúng giờ, nói chuyện riêng trong giờ hành chính.

Từ những vấn đề này, chúng ta thấy Chi nhánh còn cần phải hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý, giảm chi phí và làm cho bộ máy quản lý phù hợp hơn với hình thức kinh doanh của Chi nhánh và phải tổ chức bộ máy làm sao đáp ứng được mục tiêu của Chi nhánh và thực hiện được các chỉ tiêu do Nhà nước giao cho.

Đây là những đánh giá tổng quát nhất về công tác tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh. Qua sự phân tích ở chương II, ta đã có một cái nhìn tổng quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty điện máy TP Hồ Chí Minh tại Hà nội. Từ những phân tích đó tiếp đến ta đưa ra những đánh giá tổng quát ở chương III sẽ được trình bầy dưới đây.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHINHÁNH CÔNG TY ĐIỆN MÁY TP HỒ CHÍ MINH TẠI HÀ NỘI (Trang 29 - 30)