Một số vi sinh vật gây bệnh chính.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: VI SINH VẬT KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 73)

Ô NHIỄM VI SINH VẬT 4.1 N guyên nhân của vấn đề ô nhiễm vi sinh vật:

4.2. Một số vi sinh vật gây bệnh chính.

biệt là những môi trường bị ô nhiễm vi sinh, những nơi rác rưới tồn đọng, những khu vực xung quanh bệnh viện… Hầu hết những vi sinh vật gây bệnh không tồn tại được lâu ở môi trường ngoài cơ thể vì chúng thuộc nhóm kí sinh. Tuy nhiên các nguồn vi sinh vật gây bệnh thường xuyên phát tán ra môi trường xung quanh, nhất là những nơi vệ sinh môi trường không tốt và nguồn gây bệnh không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt là những nhóm vi sinh vật có khả năng hình thành bào tử, chúng có thể sống tiềm sinh trong bào tử một thời gian rất lâu trước khi xâm nhập cơ thể. Dưới đây giới thiệu một số nhóm vi sinh vật gây bệnh chính thường thấy xuất hiện trong những môi trường bị ô nhiễm vi sinh.

4.2.1Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột hầu hết có dạng hình que nên còn gọi là trực khuẩn đường ruột, thuộc họ Enterobacteriaceae, có một số đặc điểm chung như sau:

- Không có khả năng hình thành bào tử - Nhuộm gram âm.

- Sử dụng glucoza và một số đường khác theo cơ chế lên men.

- Thường sống ở ruột người và một số động vật, khi sống trong ruột chúng có thể ở trạng thái gây bệnh hoặc không gây bệnh.

Có nhiều giống khác nhau song quan trọng nhất là 3 giống: Escherichia, Salmonella và Shigella.

4.2.1.1 Trực khuẩn đại tràng Escherichia coli

Escherichia coli là một loại trực khuẩn sống thường xuyên trong ruột người và

một số động vật. Chúng chiếm đến 80% vi khuẩn hiếu khí sống ở ruột. Bình thường chúng không gây bệnh, khi cơ thể suy yếu, một số chủng có khả năng gây bệnh. Ở trong ruột chúng có tính đối kháng với các vi khuẩn Samonella và Shigella . Chúng còn có khả năng tổng hợp một số loại vitamin B, E, K. Vì thế khi không gây bệnh chúng có lợi cho đường ruột và tổng hợp một số loại vitamin. E. coli được thải ra ngoài theo phân, vì chiếm đến 80% tổng số vi sinhv ật hiếu khí trong đường ruột nên E. Coli được chọn làm vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm. Nếu phân không được xử lý tốt thì môi trường xung quanh như đất, nước, thực phẩm sẽ bị ô nhiễm. Để đánh giá mức độ ô nhiêm vi sinh người ta tiến hành kiểm nghiệm các mẫu đất nước, thực phẩm…. Căn cứ vào kết quả số E. Coli, tức là số lượng E. Coli trong một lít nước hay 1 gram chất rắn để đánh giá mức độ ô nhiễm.

1. Đặc tính sinh học của E.coli - Đặc điểm hình thái cấu tạo:

E.coli có hình que, hai đầu tròn, kích thước thường từ 2 - 3μm x 0,5 μm. Thường đứng riêng rẽ từng tế bào, cũng có khi ghép từng đôi một, có khi kết với nhau thành từng đám hoặc một chuỗi ngắn. Thường có tiên mao mọc khắp bề mặt, có khả năng di động. Không có khả năng hình thành bào tử, có khả năng hình thành giáp mạc (vỏ nhày) khi gặp môi trường dinh dưỡng tốt. Nhuộm gram âm.

- Tính chất nuôi cấy:

Dễ nuôi cấy, có thể mọc được trên môi trường hiếu khí cũng như kị khí. Phát triển được ở nhiệt độ 5- 400C, thích hợp nhất ở 370C, có thể sống được ở pH = 5,5 -8,0, thích hợp nhất là khoảng pH = 7 – 7,2. Khuẩn lạc có màu xám, đục, có váng trên bề mặt hoặc dính quanh thành ống sau 1 -2 ngày ( nếu nuôi cấy trên môi trường lỏng), taoh thành cặn lắng xuống đáy. Có khả năng lên men đường lactoza, glucza…Khi lên men có sinh khí làm sủi bọt môi trường.

Người ta thường dùng metyl đỏ để phát hiện E. Coli: Nuôi cấy trong môi trường có đường Glucoza ở nhiệt độ 370C. Sau 48 giờ nuôi cấy nhỏ vài giọt dung dịch Metyl 1% pha trong cồn 600. Môi trường trở thành màu đỏ là phản ứng dương tính, trở thành màu vàng là âm tính. E. Coli còn có khả năng sinh Indol.

- Sức đề kháng:

E. Coli dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thưòng, sức đề kháng yếu, thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ 600C trong 30 phút. Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường.

2. Khả năng gây bệnh

Bình thường E. Coli sống trong ruột người không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu một số chủng trở nên gây bệnh E. Coli không những chỉ gây bệnh đường ruột như ỉa chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm phế quản….

Độc tố của E. Coli thuộc loại nội độc tố, có khả năng chịu nhiệt. Đặc biệt có một số chủng đột biến có khả năng sinh ngoại độc tố, có khả năng tác động lên tế bào thần kinh.

Muốn phòng bệnh do E. Coli gây ra cần giữ vệ sinh ăn uống, đặc biệt cần các biện pháp xử lý phân để tránh ô nhiễm ra môi trường.

4.2.1.2. Trực khuẩn lỵ (Shigella)

Shigella là một nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột bao gồm nhiều loài khác nhau. Số lượng của chúng ít hơn E.Coli rất nhiều và thường xuyên bị ức chế bởi E.Coli. Khi số lượng Shigella trở nên nhiều thì cơ thể sẽ bị bệnh do chúng gây ra. 1. Đặc tính sinh học của Shigella

- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:

Shigella có hình que ngắn, 2 đầu tròn, kích thước thừ 1 - 3μm x 0,5 μm. Shigella không có khả năng hình thành bào tử cũng như giáp mạc, không có tiên mao và tiêm mao bởi thế không có khả năng di động. Nhuộm gram âm.

- Tính chất nuôi cấy:

Dễ nuôi cấy, mọc được trên các môi trường thông thường, vừa hiêú khí, vừa kị khí. Trên môi trường thạch, khuẩn lạc có dạng hình chữ S ( nhăn bóng, bờ đều) hơi lồi. Có thể phát triển ở nhiệt độ 80 – 400C nhưng thích hợp nhất là ở nhiệt độ 37 0C. Mọc được ở pH = 6,5 – 8,8; thích hợp nhất ở pH = 7- 8.

Có khả năng lên men đường glucoza nhưng không tạo thành bọt khí, không có men phân giải Urê, không sinh H2S, tùy từng loại có phản ứng Indol dương tính hoặc âm tính.

- Sức đề kháng:

Chúng có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 30 phút, nhiệt độ 60% trong 10 -30 phút, bị tiêu diệt ở nồng độ phenol 5%. Ở quần áo người bệnh, vi khuẩn lỵ sống được khoảng 1 tuần, trong sữa sống được khá lâu, bởi vậy nếu uống sữa tươi không khử trùng rất dễ bị nhiếm Shigella.

2. Khả năng gây bệnh

Shigella là nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người. Vi khuẩn từ phân người bệnh xâm nhập vào môi trường, gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp của mùa hè sẽ có khả năng tồn tại và xâm nhập vào người khỏe qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn thường trú ở niêm mạc đại tràng kích thích đại tràng, gây ra bệnh lỵ.Bệnh lỵ do Shigella gây ra rất dễ tái phát và có thể trở thành bệnh mãn tính.

Độc tố của Shigella hầu hết là nội độc tố, chỉ có một số loại có khả năng sinh ra ngoại độc tố. Nội độc tố của Shigella chịu được nhiệt độ lên đến 1000C, còn ngoại độc tố thì kém bền với nhiệt độ hơn.

Muốn phòng bệnh do vi khuẩn Shigella gây ra cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và an toàn thực phẩm. Không để phân vủa người bị bệnh xâm nhập vào môi trường xung quanh, từ đó sẽ nhiễm vào thực phẩm và đi vào người lành qua đường tiêu hóa. Cần cách ly người bệnh kịp thời.

4.2.1.3. Trực khuẩn thương hàn Salmonella

Salmonella là một nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột bao gồm nhiều loài khác nhau. Số lượng của chúng ít hơn E.Coli rất nhiều và thường xuyên bị ức chế bởi E.Coli. Khi số lượng Shigella trở nên nhiều thì cơ thể sẽ bị bệnh do chúng gây ra.

1. Đặc tính sinh học

- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:

Salmonella là vi khuẩn có hình que ngắn, kích thước trung bình khoảng 1- 3 x0,5 μm, không có khả năng hình thành bào tử và giáp mạc. Có nhiều tiêm mao bao quanh tế bào, có khả năng di động. Nhuộm Gram âm, thường bắt màu thuốc nhuộm ở 2 đầu.

2 Tính chất nuôi cấy:

Thuộc loại dễ nuôi cấy, mọc tốt ở các môi trường thông thường, mọc được ở điều kiện hiếu khí hoặc kị khí. Phát triển tốt ở các nhiệt độ ở 370 và pH trung tính. Trên môi trường thạch thường tạo khuẩn lạc hình chữ S, khuẩn lạc có màu trắng đục. Khi nuôi cấy trong môi trường lỏng, ở trường hợp khuẩn lạc dạng S nó làm cho môi trường đục đều, ở trường hợp khuẩn lạc dạng R nó tạo thành dạng hạt đọng ở đáy ống ở bên trong. Có khả năng lên men glucoza có sinh bọt khí ( trừ một vài chủng đặc biệt không có khả năng này). Không có khả năng lên men Lactoza. Có khả năng sinh H2S, không sinh Indol, không làm lỏng Gelatin. Có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, mọc được ở môi trường có nguồn cacbon duy nhất là xitrat natri.

- Sức đề kháng:

Salmonella có sức đề kháng tốt, có thể sống ở môi trường ngoài cơ thể trong thời gian lâu. Trong đất hoặc trong nước có thể sống được 2- 3 tuần, trong nước đá tồn tại được 2 -3 tháng. Có thể tồn tại được ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút mới bị tiêu diệt, ở 600C sống được 10 -20 phút. Bị diệt bởi Phenol 5%, cloramin 1% và HgCl2 0,2 % trong 5 phút.

Salmonella là nguyên nhân gây bệnh thương hàn, phó thương hàn và bệnh nhiễm độc do ăn uống. Có những chủng chỉ gây bệnh ở người, có những chủng gây bệnh ở động vật và có một số chủng có khả năng lây bệnh cả ở người và ở động vật. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, khi vào đến ruột non nó chui qua niêm mạc ruột tới các hạch bạch huyết thì tụ lại và phát triển ở đó.Khi phát triển đến 1 số lượng nhất định, tế bào vi khuẩn bị dung giải và giải phóng hàng lọat nội độc tố. Nội độc tố theo máu tới não gây ra trạng thái sốt li bì, sau đó gây ra hiện tượng trụy tim mạch. Nội độc tôd còn tác dụng vào dây thần kinh giao cảm bụng gây ra đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần. Đó là những tác hại của bệnh thương hàn và phó thương hàn. Salmonella còn có khả năng gây bệnh viêm dạ dày và ruột, viêm màng não, viêm xương.

Muốn phòng bệnh do Salmonella gây ra cần giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh môi trường, xử lý phân, không để ô nhiễm phân, nhất là phân của người bệnh. Gĩư gìn vệ sinh thực phẩm, không giết mổ súc vật bị bệnh để làm thực phẩm.

4.2.2 Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp

Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp là nguyên nhân của các bệnh thuộc đường hô hấp như lao phổi, viêm phế quản, viêm họng. Khác với nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đa số vi khuẩn đường hô hấp có tính chất bắt màu gram dương. Nhóm này sống kí sinh trong đường hô hấp của người và động vật truyền bệnh qua đường hô hấp.Có khả năng tồn tại trong không khí và các môi trường khác một thời gian nhất định trước khi xâm nhập vào đường hô hấp của cơ thể chủ. Những môi trường bị ô nhiễm vi khuẩn đường hô hấp thường nằm xung quanh các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện lao. Vi khuẩn đường hô hấp còn theo người bệnh phát tán đi khắp nơi và có thể tồn tại khá lâu trong môi trường. Những nhóm vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp chủ yếu là Mycbacterium tuberculosis ( trực khuẩn lao) Diplococcus pneumoniae ( cầu khuẩn phổi) Corynebacterium diphteriae (trực khuẩn bạch hầu).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: VI SINH VẬT KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w