Đánh giá khả năng cạnh tranh của Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Nhìn chung các TCTD trên địa bàn Hà Nội đều đang cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng truyền thống cho khách hàng và đang triển khai mạnh mẽ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới như cho thuê tài chính, chiết khấu, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, rút tiền tự động… đặc biệt là các NHTM quốc doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh và một số NHTM cổ phần như ACB, cổ phần quốc tế.

Trong cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn Hà nội, mỗi NHTM có những lợi thế và những khó khăn riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn nhận tổng thể các lợi thế cạnh tranh thì NHNTVN, NHCTVN, NHĐT&PTVN và một số chi nhánh NH nước ngoài như Citi bank, ABN, EXIM bank…có nhiều lợi thế cạnh tranh

hơn NHNo, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ vì lĩnh vực này đòi hỏi trình độ cũng như trang thiết bị đều phải hiện đại.

Mặc dù vậy, Sở giao dịch vẫn có những lợi thế nhất định trong khả năng cạnh tranh như:

Đã tiếp nhận và thực hiện có kết quả đề án nối mạng thanh toán của NHNo và PTNTVN với một số đơn vị như kho bạc nhà nước, các ngân hàng nước ngoài như Citi Bank, ABN AMRO Bank… Tới đây sẽ tiếp tục triển khai nối mạng trực tiếp với khách hàng để khai thác thông tin và thực hiện thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và thuận tiện cho khách hàng. Việc triển khai thành công và mở rộng việc nối mạng thanh toán trực tiếp với khách hàng sẽ là điều kiện để từng bước hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và quốc tế, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mua bán ngoại tệ tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học của cán bộ nhân viên Sở giao dịch đáp ứng tốt cho việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phục vụ tốt hơn cho khách hàng, có đủ năng lực cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

Về chính sách khách hàng: Thực hiện tốt cơ chế ưu đãi đối với khách hàng về lãi suất, về ngoại tệ, về phí thanh toán, phí dịch vụ ngân hàng. Phương thức và thủ tục cho vay đơn giản, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về quy trình mua và bán ngoại tệ.

2.3.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân.

2.3.2.1. Khó khăn, tồn tại.

Hoạt động mua bán ngoại tệ đầu cơ vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa tổ chức được thành hoạt động độc lập, vẫn còn biểu hiện lúng túng, chưa chuyên nghiệp trong các kĩ thuật nghiệp vụ. Thực hiện văn bản 901A, lượng ngoại tệ thu hút vào hệ thống tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu thanh toán

và có dự trữ. Tuy nhiên nhiều chi nhánh có doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lớn thường xuyên mua trên thị trường liên ngân hàng mà không mua của Sở giao dịch dẫn đến số dư ngoại tệ lớn, có thời điểm lên tới 120 triệu đô la. Từ tháng 7 năm 2002 luôn luôn phải xử lí để đảm bảo qui định về trạng thái ngoại tệ.

Đối tác chủ yếu trong kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch là các Ngân hàng thương mại khác, các chi nhánh NHNo, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn đối tượng là cá nhân có giao dịch ngoại tệ còn nhỏ bé và chưa phổ biến . Sở giao dịch ít khi mua được ngoại tệ từ đối tượng này. Nguồn cung ngoại tệ nói chung còn hạn chế.

Hiện nay nghiệp vụ kinh doanh trong phòng còn đơn giản, hầu hết là mua bán ngoại tệ giao ngay, nghiệp vụ kì hạn cũng như giao dịch Swap đã được sử dụng nhưng rất ít. Thời hạn của giao dịch kì hạn còn ngắn. Do đó Sở giao dịch chưa sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh như là công cụ để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá cũng như để thu lợi nhuận cho chính mình qua chênh lệch tỷ giá.

Một khó khăn khác mà Sở giao dịch đang gặp phải là hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà nội cũng như một số thành phố lớn khác , các NHTM đã bước vào môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt . Tính đến hết năm 1997 , Việt Nam đã có 4 ngân hàng liên doanh , 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài , 1 công ty cho thuê tài chính và hai công ty liên doanh trong lĩnh vực này , gần 76 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài của gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ . Hầu hết các ngân hàng nước ngoài đến hoạt động ở nước ta đều nằm trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới . Sự xuất hiện của các ngân hàng trên với kỹ thuật công nghệ hiện đại trình độ nhân viên cao có kinh nghiệm tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn cho các NHTM Việt Nam , nhất là trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ - một hoạt động có tính truyền thống và là thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài .

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Xuất phát từ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ như trên đã đề cặp thì nguyên nhân khách quan của những khó khăn trên là:

Thị trường ngoại hối ở Việt Nam chưa phát triển theo đúng nghĩa của nó. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng hơn phải có một nền tảng vững chắc là thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối mới chỉ tồn tại dưới hình thức thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Măc dù đã đạt được những thành tích đáng kể trong thời gian qua nhưng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Thứ nhất, trên thị trường chưa có các nhà môi giới chuyên nghiệp giúp cho cung cầu gặp nhau tránh tình trạng khan hiếm ngoại tệ giả trên thị trường. Hiện nay chức năng này chỉ có Sở giao dịch NHNN đảm nhận. Thứ hai đối tượng tham gia thị trường còn hạn chế, chủ yếu là các Ngân hàng thương mại, chưa khai thác được lượng ngoại tệ tiền mặt tồn đọng trong dân cư mà nếu khai thác được tầng lớp này sẽ hạn chế hoạt động trên thị trường chợ đen. Các giao dịch được tập trung trên thị trường ngoại tệ sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng các giao dịch, góp phần vào việc xác định tỷ giá linh hoạt sát với thực tế.

Việc can thiệp của nhà nước bằng các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất , điều chỉnh khối lượng cung tiền vẫn còn mang tính hành chính nên chưa kiểm soát khắt khe hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một số Ngân hàng thương mại cũng như các công ty xuất nhập khẩu, gây nên hiện tượng đầu cơ tích trữ ngoại tệ.

Trình độ dân chúng về thị trường ngoại hối còn rất hạn chế, ít làm quen với các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường này. Kể cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ giao ngay mà chưa biết sử dụng hợp đồng kì hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Phản ứng của họ trước các nguy cơ rủi ro luôn là để mặc tỷ giá biến động theo thị trường. Chỉ trong trường hợp doanh

nghiệp cần VND trước khi giao hàng, họ mới tìm đến ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ thoả thuận cho doanh nghiệp vay VND với lãi suất ưu đãi nhưng bù lại doanh nghiệp phải cam kết bán hết số USD nhận được từ xuất khẩu cho ngân hàng. Để chắc chắn ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp bán kì hạn ngay tại thời điểm cho doanh nghiệp vay VND. Nếu tại thời điểm doanh nghiệp nhận được thanh toán mà tỷ giá lại lên thì doanh nghiệp thiệt và ngân hàng có lợi, nhưng bù lại doanh nghiệp lại có lợi trong hợp đồng vay vốn. Còn trong trường hợp ngược lại thì rõ ràng ngân hàng là người thiệt cả hai nhưng ngân hàng có thể đã bảo hiểm rủi ro của mình bằng cách ngay lúc đó ngân hàng bán số ngoại tệ vừa mua bằng giao dịch kì hạn khác.

Giao dịch quyền chọn ngoại tệ là một giao dịch vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vừa phòng chống được rủi ro tỷ giá cho ngân hàng và khách hàng nhưng cho đến nay giao dịch này vẫn chưa được áp dụng, gây cản trở hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, đó là vấn đề về nguồn nhân lực. Sở giao dịch với vai trò là đầu mối kinh doanh ngoại tệ của toàn hệ thống NHNo nên khối lượng công việc rất lớn. Sở giao dịch vừa thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của tổng giám đốc, vừa kinh doanh cho chính mình. Phòng kinh doanh ngoại tệ có vị trí quan trọng trong hoạt động của Sở giao dịch, công việc rất nhiều trong khi số cán bộ của phòng chỉ có 8 người. Vì vậy công tác đào tạo và đào tạo lại rất khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi thường xuyên phải cập nhật những kiến thức mới về nghiệp vụ chuyên môn, về những thay đổi trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái…

Thứ hai, đó là vấn đề trang thiết bị phục vụ cho công tác. Sở giao dịch vẫn chưa đảm bảo cho trong phòng kinh doanh ngoại tệ mỗi người một máy tính do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Hoạt động này cần phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để có những phản ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường, mà thông tin qua báo chí không thể đầy đủ bằng thông tin qua mạng…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 35 - 40)