4.1. Kết luận
4.1.1. Về đặc điểm nông sinh học
- Tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót: Các dòng đều có tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót cao. Có dòng tỷ lệ nảy mầm đạt tới 99%, khả năng sống sót thấp nhất cũng là 93,5%.
- Chiều cao cây: Chiều cao cây tương đối đều, ít biến động, nhìn chung đây là một tính trạng khá ổn định. Chiều cao cây của các dòng thuộc loại trung bình, phù hợp với chiều cao tiêu chuẩn của lúa.
- Chiều dài lá đòng và chiều rộng lá đòng: chỉ số này ở mức trung bình. Chiều dài lá đòng dài nhất cũng chỉ lên tới 33,1cm, chiều rộng lá đòng cao nhất cũng chỉ là 2,6cm. Chiều dài lá đòng cũng là một chỉ tiêu ảnh hưởng tới năng suất lúa, nên chộn những giống chiều dài và rộng của lá đòng ở mức trung bình.
4.1.2. Yếu tố năng suất
- Chiều dài bông của các dòng giao động từ 21,2cm - 26,4cm, đây là chiều dài bông ở mức trung bình.
- Số bông trên khóm: Số bông trên khóm cũng ở mức trung bình. Số lượng bông hợp lý góp phần chông bị đổ lốp ở lúa và cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao.
- Khả năng đẻ nhánh: Các dòng có khả năng đẻ nhánh tương đối đồng đều, số nhánh rất thích hợp cho cây phát triển tốt(trung bình 7 nhánh/khóm).
- Số hạt chắc/bông đạt mức cao.
- Khối lượng 1000 hạt các dòng tạo ra đã có tính khả thi so với giống gốc A20.
- NSLT: NSLT tuy chưa cao lắm nhưng bước đầucho triển vọng có thể đạt là 5,8 tấn/ha cao hơn giống gốc.
4.1.3. Về giá trị chọn giống của các dòng đột biến
- Chiều dài hạt gạo hầu hết ở dạng vừa.
- Chiều rộng hạt gạo: Các dòng tạo ra chủ yếu co chiều rộng tương đối cao.
4.2. Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi có một số liến nghị sau:
Cần theo dõi đánh giá thêm một số thế hệ tiếp theo để chọn ra được giống mới đạt được chỉ tiêu về đặc điểm nông sinh học của các dòng. Đặc biệt là dòng AX11, đây là dòng tương đối ổn định và cho năng suất cao hơn so giống gốc.
Cần mở rộng địa bàn gieo trồng các dòng nghiên cứu, đưa vào sản xuất thí điểm tại nhiều địa phương để nghiên cứu khả năng thích nghi cửu từng dòng.