Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình bán lẻ trực tuyến tại website www.babyplaza.vn của công ty Cổ phần Quốc tế VNETC (Trang 27)

www.babyplaza.vn 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.2 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

3.2.1Dự báo tình hình trong thời gian tới

Đã tròn một năm kể từ ngày thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa (1/1/2009), đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại và đánh giá triển vọng của thị trường này. Với xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới và trong nước, sức mua của người dân ngày càng tăng cao, nhiều chuyên gia dự báo thị trường bán lẻ nước ta sẽ tăng trưởng khoảng 20 – 25% trong năm 2010.Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, hơn 70% nhà sản xuất khi được hỏi đã cho rằng thị trường bán lẻ sẽ tăng trưởng từ 20 – 25% trong năm 2010. Nhìn lại sự phát triển của thị trường bán lẻ thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại... đang có nhiều tiềm năng phát triển hơn.

Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho rằng, dù sự chênh lệch giữa kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống vẫn còn rất lớn, khó cân bằng nhanh trong thời gian tới. Nhưng hiện nay người tiêu dùng đã quan tâm hơn đến hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích. Bởi nếu như trong năm 2007 có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại siêu thị, thì cuối 2008 con số này đã lên tới 96%. Tần suất mua sắm tại cửa hàng tiện ích, siêu thị cũng ngày càng tăng, từ 2 lần/tháng trong giai đoạn 2005 – 2007, lên 3 lần/tháng trong năm 2008, và nâng lên 4 – 5/tháng trong năm 2009. Cuộc cạnh tranh liên tục giữa các kênh bán lẻ hiện đại - truyền thống, nhất là sự tham gia của các nhà bán lẻ nước ngoài đã mang lại luồng gió mới làm thay đổi về chất và diện mạo của ngành bán lẻ nước ta. Với nhiều kênh bán lẻ mới, người tiêu dùng có thêm các lựa chọn mua sắm hơn nên đã tạo áp lực buộc kênh bán lẻ truyền thống đang dần thay đổi về chất lượng phục vụ

Các chuyên gia cho rằng, để tăng sức thu hút cho kênh bán lẻ hiện đại cần tập trung đầu tư hơn nữa cho việc cung cấp thực phẩm tươi sống. Hiện nay thế mạnh lớn nhất của kênh bán lẻ truyền thống là cung cấp các mặt hàng thiết yếu hằng ngày, sản phẩm tươi

sống, chiếm 62% tổng chi tiêu của người dân nước ta. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng đã chuyển từ chú trọng các mặt hàng đắt tiền sang các đợt khuyến mại. Nên doanh nghiệp cần triển khai các hình thức khuyến mại, giảm giá. Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng nắm giữ thị trường bán lẻ trên internet, tivi, điện thoại di động bởi nhu cầu mua sắm qua các kênh thông tin này của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi đang tăng nhanh

Sự phát triển của ngành bán lẻ trong năm 2010 còn phụ thuộc vào những diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước. Nhưng có thể thấy, sự cạnh tranh giữa kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống đã đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia cũng nhất trí cho rằng, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng nên là mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển của ngành bán lẻ nước ta.

Phải làm gì để phát triển ngành bán lẻ của Việt Nam trong nền kinh tế mở, là câu hỏi cần gấp câu trả lời trước sự cạnh tranh khốc liệt của những tiên tuổi lớn, lâu năm trong thị trường bán lẻ thế giới. Theo Hiệp hội siêu thị Hà Nội, hệ thống bán lẻ của Việt Nam còn quá nhiều điểm yếu cần khắc phu như: tính chuyên nghiệp yếu vì nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, chỉ có khoảng 4 - 5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành, 60 - 70% các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lãnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng web đơn giản với nội dung nghèo nàn.

Ngoài ra, hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hóa chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hóa còn rời rạc. Do vậy, hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp. Chính vì thế, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã tìm mọi cách vào Việt Nam khai thác cơ hội từ sự sơ khai, thiếu chuyên nghiệp này. Điều này được chứng minh qua những thành quả thực tế từ doanh thu, tốc độ tăng trưởng đạt trên 40%/năm mà Metro, Big C, Parkson… đạt được khi mạnh dạn mở kinh doanh tại thị trường Việt Nam.Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22 - 55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam. Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến đạt 53 tỉ USD vào năm 2010.

VNETC nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành một công ty hàng đầu của Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực phân phối bán lẻ dựa vào phát triển kênh bán hàng trực tuyến và phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm dành cho bà mẹ và trẻ em. Dựa vào nội lực của chính mình và mở rộng hợp tác với các công ty phân phối và bán lẻ trong và ngoài nước. Công ty sẽ mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, cho sự nghiệp cá nhân của các thành viên và cho sự nghiệp phát triển công nghệ và sự thịnh vượng của đất nước nói chung

Công ty tập trung xây dựng đội ngũ giàu tri thức, kỷ luật cao, có tinh thần đoàn kết - nhất trí, năng động - sáng tạo trong tư duy và hành động.

Công ty xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp với những nét đặc thù đậm đà bản sắc phương đông kết hợp với phong cách chuyên nghiệp của các nước tiên tiến phương Tây, làm nền tảng để vận hành bộ máy công ty đi đến đỉnh cao vinh quang

Công ty phát triển theo các mảng phát triển lớn sau:

1. Xây dựng kênh bán hàng trực tuyến hàng đầu tại Việt nam để phân phối và bán lẻ hàng hóa, sử dụng các công cụ website, phần mềm quản lý điều hành hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, công cụ quản trị, truyền thông, chuyên nghiệp nhanh chóng hiệu quả để kết nối các phân phối.

2. Phát triển chuỗi siêu thị cung cấp bán lẻ các sản phẩm cho bà mẹ và trẻ em tại các trung tâm lớn như Hà nội, TP HCM, Đà nẵng để bán hàng trực tiếp cho khách hàng tới mua sắm

3.2.3Một số đề xuất

Đề xuất hoàn thiện quy trình quản trị bán lẻ hàng điện tử máy gia dụng tại website www.babyplaza.vn

Hoàn thiện quy trình đặt hàng:

Khâu đầu tiên cũng là quan trọng nhất của quy trình bán hàng trong B2C chính là đặt hàng. Sự thuận tiện đem lại cho khách hàng trong khâu này mang tính quyết định tới việc khách hàng có đi đến quyết định mua hàng hay không? Điều đầu ótiên, công ty cần thiết kế các catologs sản phẩm, hệ thống đặt hàng tự động. Đa dạng hóa các phương thức đặt hàng, không chỉ đặt hàng thông qua mẫu mà còn thêm tính năng đặt hàng qua website, qua mail, fax...Ngoài ra, cần thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc mà tiết kiệm. Tiến hành mua các gói phần mềm có tính năng cung cấp những lựa chọn mẫu thiết kế chuyên

nghiệp, cả các catalogs sản phẩm, màn hình hiện giá, hệ thống đặt hàng tự động, rỏ mua hàng, hệ thống xử lý quy trình và quản lý lưu kho và thậm chí cả hệ thống kế toán. Một số phần mềm tuỳ biến bao gồm cả những trợ giúp từ các chuyên gia về dải tần, duyệt web,… qua đó nâng cao hiệu ứng trang web.

Luôn đảm bảo tốc độ duyệt web phải nhanh, tránh sự nhàm chán của khách hàng bằng cách xây dựng những đường link dẫn từ những bức hình sản phẩm tới các trang hướng dẫn thanh toán.

Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm tên website của mình. Để đạt được điều đó,công ty có thể sử dụng những dịch vụ trực tuyến như Microsoft’s Submit It. Các lựa chọn phần mềm và dịch vụ cũng có thể thống kê lượng khách ghé thăm và phân tích nơi mà mọi người thường xuyên click chuột cùng việc họ rời trang web của bạn như thế nào. Ngoài ra, còn có một vài dịch vụ phân tích và thống kê web như Microsoft's FastCounter Pro.

Bên cạnh đó là cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hoàn thiện quy trình thực hiện đơn hàng:

Thực hiện đơn hàng đúng thời gian và yêu cầu như trong đơn đặt hàng là yếu tố quyết định khách hàng có quay trở lại mua hàng hay không. Quy trình quản trị thực hiện đơn hàng được thực hiện tốt cho phép tối ưu hóa đơn hàng và giảm đến mức thấp nhất chi phí cho bên bán.

Bên cạnh việc lập kế hoạch vận chuyển, bao gói, xuất kho....theo đúng quy cách, thời gian và địa điểm mà khách hàng yêu cầu trong đơn hàng, công ty nên lưu lại các hồ sơ lịch sử đặt hàng của khách, ghi chép các đơn hàng trong quá khứ và việc bán hàng có thể được tạo ra trong các tài khoản của khách hàng, giúp khách hàng xem lại đơn hàng trong quá khứ.

Các đơn đặt hàng cần được xử lý theo thứ tự thời gian. Những đơn hàng đặt trước nhưng do một lý do nào đó mà hết hoặc thiếu hàng, công ty cần có nhữngchính sách cụ thể để giải quyết tình huống. Hạn chế điều này bằng cách ứng dụng hệ thống tự động quản trị đơn hàng theo thời gian thực.

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh TMĐT, một website bán lẻ trực tuyến không thể chỉ cho phép thanh toán theo phương thức truyền thống mà cần tăng thêm các tính năng thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, giao dịch trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn trong an toàn thanh toán. Vì vậy, công ty cần đảm bảo giao dịch thanh toán được an toàn thông qua các hệ thống TMĐT có đảm bảo an toàn thông tin thẻ tín dụng thông qua mã hóa.

Đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử như: thanh toán thông qua ví tiền điện tử, séc điện tử và các loại thẻ thanh toán. Một phương thức thanh toán mới nữa đó là thanh toán thông qua các cổng thanh toán trực tuyến như: Paynet, OnePay...Công ty cần xúc tiến ngay áp dụng giao thức an toàn trong thanh toán củaVisa và Master Card đang phát triển là giao thức SET (Secure Electronic Transaction).

Hoàn thiện quy trình xử lý sau bán:

Nâng cao tính năng hỗ trợ trực tuyến thông qua các trung tâm trả lời điện thoại, hỗ trợ kĩ thuật nhằm giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ hậu mãi, các chính sách bảo hành...

Đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và hệ thống thông tin khách hàng cho website www.babyplaza.vn

Khi có được một khách hàng mới, doanh nghiệp sẽ bán được hàng lần đầu tiên và sẽ có cơ hội cho lần thứ hai, thứ ba và hơn thế nữa nếu như doanh nghiệp xây dựng được một mối quan hệ tốt với khách hàng.

Quản lý và chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được

nhiều khách hàng hơn và doanh thu từ đó sẽ tăng lên theo sự phát triển của khách hàng. Thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng là công cụ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện tốt công việc này. Từ những cơ sở dữ liệu thông tin, doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch chiến lược nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng và tạo được quan hệ tương tác giữa sản phẩm với khách hàng.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp cần tìm hiểu, phân tích xem những khách hàng trong hiện tại và trong quá khứ của mình là ai. Cần phân tích những yếu tố: khách hàng mục tiêu là ai? Hành vi của khách hàng? Và mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm?

Cách hiệu quả nhất đó là chú ý đến nhu cầu của khách hàng trong mỗi thị

Trường. Sau đó hệ thống hóa danh sách các khách hàng mục tiêu thành một cơ sở dữ liệu. Thêm vào đó, cần tìm kiếm khách hàng thông qua tất cả các phương thức dù trực tuyến hay truyền thống: bán hàng trực tiếp, gửi thư điện tử, email hoặc điện thoại....nhằm tận dụng được cơ sở dữ liệu khách hàng.

Với kết quả phân tích khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tự đặt cho mình một chiến lược cụ thể để có thể tương tác với tất cả khách hàng trong danh sách.

Mỗi khách hàng sẽ có một phương thức tiếp cận khác nhau sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm cho doanh nghiệp khi tiến hành phân tích.

Vì vậy, Công ty cần sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng và hệ thống

Thông tin khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể trong thị trường kinh doanh trực tuyến.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình bán lẻ trực tuyến tại website www.babyplaza.vn của công ty Cổ phần Quốc tế VNETC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w