Giải pháp về đầu tư cho hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa (Trang 43)

Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thu nhập và xử lý thông tin thị trường một cách chuyên nghiệp và đầy đủ. Hệ thống cung cấp thông tin về thị trường sẽ giúp chi nhánh xác định được nhu cầu của thị trường về các sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở đó sẽ xây dựng được chiến lược đầu tư đúng đắn đáp ứng nhu cầu của thị trường.Việc cung cấp thông tin liên quan của đối thủ cạnh tranh của hệ thống cung cấp thông tin của chi nhánh có vai trò quan trọng trong khâu lên kế hoạch và chiến lược dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư.

Ngoài ra cần phải chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của chi nhánh. Chi nhánh cần xây dựng chiến lược cụ thể trong việc phát triển và làm nổi bật thươnghiệu Vietinbank Đống Đa :tận dụng các phương tiện truyền thông ,quảng cáo về ngân hàng.Xây dựng hình ảnh nhân viên Vietinbank có trách nhiệm.thái độ tôn trọng.lễ độ với khách hàng…

Trong cơ cấu tổ chức nên thành lập một phòng chức năng chuyên biệt để thúc đẩy hoạt động Markting: nghiên cứu nhu cầu thị trường ,xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng nắm bắt kịp thời các thay đổi của môi trường kinh doanh, cũng như nhu cầu của khách hàng.Tuyển dụng các nhân viên có trình độ ,am hiểu về nghiệp vụ thị trường qua đó tăng hiệu quả của hoạt động Mareting.

Có chính sách đầu tư cho hoạt động Marketing hợp lý, tăng cường đầu tư vốn vào hoạt động Marketing trong cơ cấu vốn đầu tư .Chú ý đến khả năng đáp ứng vốn đầu tư cho hoạt động Marketing.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, có các chính sách phù hợp với từng loại khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng. Bằng các này, uy tín của ngân hàng sẽ được chính các khách hàng của mình quảng bá thông qua các mối quan hệ cá nhân.

Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc đối với các cán bộ phòng marketing, đồng thời ban lãnh đạo cũng cần có các hoạt động nhằm động viên, khuyến khích đối với những cá nhân, tập thẻ có thành tích xuất sắc.Đối với bộ phận giao dịch viên, chăm sóc khách hàng cần nâng cao tinh thần cầu tiến, giảm thời gian tác nghiệp và các hoạt động giải quyết thắc mắc, khiếu nại từ khách hàng, tạo tâm lý tốt cho mọi khách hàng khi đến với Chi nhánh Vietinbank Đống Đa.

Tiếp tục tiến hành mở rộng mạng lưới PGD và quĩ tiết kiệm tại các đia điểm đông dân và có mật độ đông đúc trên địa bàn. Nghiên cứu thêm về địa điểm, vị trí thuận lợi để đặt các PGD và quĩ tiết kiệm nhằm thu hút và có địa thế thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với ngân hàng.

Rà soát lại các PGD và quĩ tiết kiệm về tình hình hoạt động và đối chiếu với các chỉ tiêu được giao. Cần loại bỏ những nơi mang lại hiệu quả kém, thường xuyên không đạt được những nhiệm vụ được giao, cần tìm hiểu nguyên nhân (do đội ngũ nhân viên, do vị trí,..) để tiến hành các biện pháp xử lý. Xem xét để nâng cấp những PGD đủ điều kiện lên PDG loại I.

PGD và quĩ tiết kiệm là nơi thường xuyên tiếp xúc dễ dàng với khách hàng, do đó cần một đội ngũ quản lý giỏi nhàm điều hành hoạt động cảu PGD, đồng thời có các biện pháp hướng dẫn và chỉ đạo để quảng bá hình ảnh của Chi nhánh Đống Đa đến các khách hàng. Đống thời, cần tạo một không khí niềm nở, vui vẻ trong PGD và quĩ tiết kiệm để khách hàng có ấn tượng tốt với chi nhánh.

2.3. Một số kiến nghị:

2.3.1. Kiến nghị đối với Chi nhánh Đống Đa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Xây dựng một giá vốn vay hợp lý mang tính thị trường cao cho từng loại khách hàng trên cơ sở tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp mang lại lợi ích cho các chi nhánh, không áp dụng một mức lãi suất cứng đồng loạt cho tất cả khách hàng, lãi suất áp dụng phải mền dẻo, linh hoạt, hợp lý…

- Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ ngân hàng, trước hết là cán bộ tín dụng, kiểm soát và cán bộ điều hành trực tiếp ở các chi nhánh. Tạo điều kiện cho các cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng đi học tập các kiến thức mới về ngân hàng tài chính ở các quốc gia có ngành ngân hàng phát triển.

- Mở rộng hơn trong công tác Marketing, giới thiệu về ngân hàng, giới thiệu về sản phẩm. Giới thiệu về ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tạp chí, truyền hình, internet… Nâng cao hiểu biết của người dân về hoạt động của ngân hàng và nhứng lợi ích mà ngân hàng mang lại cho người dân.

trong hệ thống Ngân hàng Công thương cho tới tận các chi nhánh, các diểm giao dịch.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi tình hình, kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh , thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ những cán bộ tín dụng làm công tác thực tế.

2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng các ngân hàng:

- Ngân hàng Nhà nước cần bổ xung cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành thể lệ, quy trình tín dụng, nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ. Cần nghiên cứu quy trình cho vay thực sự đơn giản hợp lý, chặt chẽ tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được thuận lợi, đảm bảo cho vay có hiệu quả và không mất vốn.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Mở rộng các hình thức hoạt động thị trường liên ngân hàng trong việc phối hợp, quản lý tín dụng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vụ lừa đảo phát sinh liên quan đến vốn vay ngân hàng.

Cần có những chính sách lãi suất hợp lý:

- Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh bổ xung các điều kiện, nguyên tắc cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Sửa đổi những điều kiện, quy định và cụ thể hóa những điều kiện vay vốn, quy định đảm bảo tiền vay đãđược ban hành nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể về nghị định đảm bảo tiền vay mới được ban hành cho các Tổ chức tín dụng thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có sự phố hợp với các ngành chức năng ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm.

2.3.3. Kiến nghị với Chính Phủ.

- Nhà nước cần tôn trọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, nên có khả năng nắm bắt và luân chuyển

cung ứng tiền tệ trên thị trường. Qua ngân hàng thương mại, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết tiền tệ của mình. Trong một số trường hợp đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm cho hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Tạo một môi trường pháp lý lành mạnh:

Trong những năm qua Quốc hội đã ban hành được nhiều bộ luật và pháp lệnh nhưng thực sự còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển nhanh đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh trong nền kinh tế. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho hoạt động kinh tế, trước mắt tập trung vào lĩnh vực quan trọng, có nhu cầu bức xúc phát huy nội lực, huy động cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ chế quản lý tài chính, đất đai.

Chính phủ cần tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hoàn thành khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng.

Chi nhánh Đống Đa- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ngày càng lớn mạnh, khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong những năm sắp tới chi nhánh hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tạo bước đột phá trong, xứng đáng là một doanh nghiệp được trao tặng huân chương lao động.Tuy vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục nhưng những thành quả to lớn mà chi nhánh đạt được là không thể phủ nhận.

Để chuẩn bị tốt thế và lực đảm bảo tự tin khi tham gia hội nhấp với khu vực và thế giới, trong những năm tới chi nhánhcần có một chiến lược lâu dài, đầu tư trong dài hạn hướng về cạnh tranh. Chiến lược đầu tư trong thời gian tới cần phải đúng hướng, mạnh mẽ và táo bạo hơn nữa để tạo ra lợi thế cho sản phẩm của chi nhánh đủ sức chiếm giữ thị trường. Đầu tư phát triển chính là chìa khoá để chi nhánh phát triển bền vững.

Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Đống Đa, em đã học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn thực tế, trang bị cho quá trình làm việc sau này. một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo Từ Quang Phương đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập, xim cảm ơn toàn thể các cô chú anh chị tai chi nhánh đã tạo điều kiện tốt để em thực tập. Do trình độ cá nhân còn hạn chế, trong bản chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS. TS. Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Chi nhánh Đống Đa năm 2009, 2010, 2011.

3. Hồ sơ giới thiệu về Chi nhánh Đống Đa, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

4. Các trang web:

http://www.vietinbank.vn/ http://vi.wikipedia.org/wiki/

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa (Trang 43)