Phương pháp tuyến tính hóa tương đương ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích dao động ngẫu nhiên phi tuyến bằng phương pháp tuyến tính hóa tương đương ngẫu nhiên. (Trang 35)

Phương pháp tuyến tính hóa tương đương được đề xuất độc lập dưới dạng các

tiêu chuẩn bởi Booton [16], Kazakov [38], [39] và Caughey [20]. Trong khi các tiêu chuẩn Kazakov I, Kazakov II và của Booton được áp dụng trong kỹ thuật điện tử và điều khiển thì tiêu chuẩn của Caughey được phổ biến trong nghiên cứu dao động ngẫu nhiên. Ý tưởng cơ bản của phương pháp tuyến tính hóa tương đương là thay thế hệ phi tuyến ban đầu bằng một hệ tuyến tính tương đương có cùng kích động. Trong hệ tuyến tính tương đương, các hàm phi tuyến được thay thế bằng các hàm tuyến tính với hệ số tuyến tính hóa được lựa chọn

tối ưu theo một tiêu chuẩn xác suất nào đó. Tiêu chuẩn Kazakov I đề nghị cân

bằng trung bình bình phương của sai số phương trình phương trình. Các tiêu chuẩn của Caughey, Booton và Kazakov II đề nghị điều kiện cực tiểu trung bình bình phương của sai số phương trình, còn được biết đến với các tên gọi khác như tiêu chuẩn kinh điển, tiêu chuẩn tuyến tính hóa tương đương Gauss do giả

thiết kích động là ồn trắng Gauss nên đáp ứng của hệ tuyến tính hóa cũng là Gauss. Các tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hệ một bậc tự do hay nhiều bậc tự

do, hệ dừng hay không dừng, hệ có trễ với quy trình tính toán khá đơn giản, rất

có hiệu quả khi áp dụng để phân tích mô men bậc hai. Tuy nhiên, một trong

những nhược điểm cơ bản của tiêu chuẩn kinh điển là độ chính xác giảm khi

mức độ phi tuyến tăng. Spanos [69] có nhận xét khi nghiên cứu một số hệ động

lực học kết cấu là kết quả xác định bằng tiêu chuẩn kinh điển thường nhỏ hơn

kết quả xác định bằng phương pháp phương trình FPK hay phương pháp mô

phỏng số Monte Carlo khoảng 20%. Do đó, một số tiêu chuẩn mới đã được đề

xuất và cải tiến không những cho tiêu chuẩn kinh điển mà còn cho cả phương

pháp tuyến tính hóa tương đương với mục tiêu giảm thiểu sai số của nghiệm xấp

xỉ, như được liệt kê trong các tài liệu [28], [57], [60], [64].

Một phần của tài liệu Phân tích dao động ngẫu nhiên phi tuyến bằng phương pháp tuyến tính hóa tương đương ngẫu nhiên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)