Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng trạm trung chuyển kho bãi hàng hóa Pác Luống, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn (Trang 27)

- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, số tiền bồi thường - Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét. - Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Tân Mỹ có tổng diện tích tự nhiên là 3.865,17 ha. Xã nằm ở phía Đông Nam huyện Văn Lãng, cách trung tâm huyện khoảng 10 km có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Hoàng Việt và xã Tân Thanh.

- Phía Nam giáp với xã Hồng Phong và thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. - Phía Đông giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa.

- Phía Tây giáp với xã Hoàng Văn Thụ và xã Hồng Thái.

4.1.1.2. Đất đai, địa hình.

Đất đai: Tổng diện tích đất toàn xã là 3.865,17 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 3.031,13 ha

Đất phi nông nghiệp: 284,65 ha Đất chưa sử dụng : 549,39 ha

Đất đai của xã bao gồm 4 loại đất chính sau:

+ Đất đỏ vàng trên phiến đá sét ( Fs): Là sản phẩm phong hóa của đá

mẹ, giống như đá mẹ hình thành lên nhóm đất đỏ vàng, như phân bố ở độ cao, thấp ven sông chảy. Loại đất này có tầng đất mùn dày trung bình 20 – 30 cm, có khi 40 – 50 cm, tỷ lệ hữu cơ trong đất trong đất mặt cao, trung bình từ 5 – 8%, cá biệt lên đến 10 - 12%, độ phì nhiêu cao hơn cao hơn đất Feralitic đỏ vàng, thường khá giàu đạm và kali, nhưng lân tổng số từ trung bình đến nghèo. Đất có thảm thực vật rừng phong phú, da dạng, nhưng nằm ở đầu nguồn trên địa hình bị

chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, sạt lở nên cần chú trọng bảo vệ, loại đất này chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

+ Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Đây là loại đất Feralitic hoặc

mùn Feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc, ở các hố sụt castơ, được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng lúa, trồng màu. Loại đất này chiếm diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

+ Đất phù sa sông suối (Py) : Được hình thành bởi sự bồi tụ và lẵng đọng của các vật liệu phù xa của sông, suối, do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất, đá, nhiều kiểu địa hình. Đất phù xa có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu…). Tiềm năng thâm canh tăng vụ trên đất phù sa còn rất lớn, nếu có đầu tư thêm thủy lợi, chọn giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và sự hỗ trợ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Diện tích đất này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Loại đất này có độ phì cao, tầng đất dày và thích hợp cho nhiều loại cây trồng như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và các loại cây khác.

Để phát huy tiềm năng đất đai của xã Tân Mỹ, việc đầu tư khai thác diện tích đất trồng lúa và cây màu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân trong xã. Cùng với đó, cần chú ý lựa chọn phương thức canh tác bền vững trên đất dốc là vẫn đề vô cùng quan trọng.

Địa hình xã Tân Mỹ bị chia cắt bởi các núi và đèo cao như núi Nà Luông, núi Soong Phầy tạo thành các thung lũng hẹp và các sông suối lớn nhỏ. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 250 đến 300 m. Độ dốc trung bình khoảng 200. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ nên diện tích canh tác và gieo trồng của xã bị hạn chế.[7]

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Tân Mỹ năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều.

- Nhiệt độ trung bình năm: 21,20C - Lượng mưa trung bình năm: 1452 mm - Độ ẩm không khí trung bình: 82% - Số ngày có mưa: 134 ngày

- Số lượng bốc hơi trung bình: 810 mm - Số ngày nắng trung bình: 1.446 giờ

Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh và ít mưa, đôi khi có sương muối. Tuy nhiên, gió mùa và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã.

Mùa hè có gió Đông Nam và gió Tây Nam thịnh hành nên nhiệt độ cao, thích hợp với đặc điểm sinh lý của một số lọa cây trồng.[7]

4.1.1.4. Thuỷ văn

Do địa hình của xã bị chia cắt mạnh nên hệ thống sông suối của xã Tân Mỹ rất đa dạng. Trên địa bàn xã có nhiều hệ thống sông suối dày đặc như: Suối Pò Chài, Pá Phiêng, suối Két, suối Khuôn, suối Cải … Chạy dọc trên địa bàn xã đã cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân.[8]

4.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của xã Tân Mỹ Huyện Văn Lãng – Lạng Sơn

Nhìn chung điều kiện đất đai và khí hậu của xã thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của đa số các loại cây trồng, tạo nên một hệ động thực vật đa dạng và phong phú cho vùng. Thời tiết khí hậu phân hóa theo mùa, gió mùa Đông Bắc kèm theo những đợt rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã.

- Nhân dân trong xã đoàn kết, cần cù trong lao động, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội.

- Xã có điều kiện thuận lợi và tiềm năng trong việc phát triển các ngành thương mại, dịch vụ. Nhưng do ở một số nơi địa hình phân bố rất phức tạp giao thông đi lại khó khăn, gây cản trở việc đi lại, cũng như trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các thôn, bản trong xã với nhau.

- Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của đội ngũ lãnh đạo Đảng, HĐND, UBND xã Tân Mỹ đã đầu tư, khai thác tiềm năng sẵn có, những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, đời sống nhân dân Tân Mỹ ngày càng được cải thiện tốt hơn ( hộ đói, hộ nghèo giảm xuống, thu nhập người dân cũng tăng…..), an ninh, chính trị xã hội ổn định, ngày càng thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, tạo đà phát triển cho xã trong tương lai.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Tân Mỹ.

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế * Ngành nông nghiệp:

Trong 5 năm trở lại đây tình hình sản xuất nông nghiệp của xã có những bước tiến vượt bậc và đã giành thắng lợi ở cả 3 chỉ tiêu: Diện tích, năng suất và sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Đây là ngành sản xuất có tầm quan trọng đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho toàn xã.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 558,6 ha, chiếm 14,45% trong tổng diện tích tự nhiên của xã. Bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 523.01 ha, chiếm 13,53% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Đất trồng lúa: Diện tích 389.77 ha, chiếm 10,08% tổng diện tích tự nhiên bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa nước còn lại.

+ Đất trồng cây hằng năm khác: Diện tích 133,24 ha, chiếm 3,44% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm nương rẫy trồng cây hằng năm và đất bằng trồng cây hằng năm.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 24,45 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.

Trên địa bàn xã chủ yếu trồng các loại cây như: Lúa, ngô, khoai tây, sắn…

Thực trạng sản xuất lâm nghiệp:

Công tác bảo vệ rừng đã được quan tâm, tuy nhiên việc khai thác lâm sản trái phép, việc phá rừng làm nương làm rẫy vấn xảy ra.

Diện tích đất lâm nghiệp của xã năm 2013 là 2471,93 ha, chiếm 70.93% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó:

- Đất rừng sản xuất có diện tích là 2289,6 ha, chiếm 59,24% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất rừng phòng hộ có diện tích là 182,93 ha chiếm 4,73% tổng diện tích đất tự nhiên.

Nhìn chung ngành sản xuất lâm nghiệp cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Trong những năm tới cần có những chính sách và biện pháp khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa không ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên này.

* Ngành chăn nuôi:

Là ngành đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, vì thế công tác chăn nuôi được duy trì thực hiện tốt: Tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm tái phát, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn xã: Tổng đàn trâu có 784 con, tổng đàn bò có 24 con, tổng đàn lợn có 1.320 con, tổng đàn gia cầm có 24.600 con.

* Thương mại, dịch vụ:

Là một xã biên giới nên Tân Mỹ có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển ngành thương mại, dịch vụ. Trên địa bàn xã có cửa khẩu Cốc Nam, các hoạt động buôn bán, kinh doanh của người dân trên địa bàn xã diễn ra khá sôi động và phát triển nhanh.

Năm 2013 diện tích đất dành cho cơ sở sản xuất kinh doanh là tương đối lớn khoảng 118,824 ha, chiếm 3.07% tổng diện tích đất tự nhiên. Ngành thương mại, dịch vụ trong nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh qua các năm năm 2005 chỉ chiếm 29% trong cơ cấu kinh tế của xã thì đến năm 2010 tăng lên 36%. Tiềm năng phát triển ngành thương mại, dịch vụ của xã rất lớn và có thể phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Đây là ngành mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân trên địa bàn xã .

* Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản

Ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã rất phát triển. Trên địa bàn xã có tài nguyên khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển. diện tích đất khoáng sản là 10,17 ha, diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng là 27,53 ha. Năm 2012 cơ cấu ngành công nghiệp – TTCN chiếm 25% đến năm 2013 tăng lên 29%. Ngành công nghiệp – TTCN phát triển tạo điều kiện cho ngành kinh tế phát triển, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn xã và tăng nguồn ngân sách cho địa phương. [7]

* Nhận xét về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tân Mỹ - Huyện Văn Lãng

- Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của xã, đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng có những tiến bộ, giành được nhiều thành tựu to lớn đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã và cho ngành chăn nuôi phát triển.

- Chăn nuôi chủ yếu theo mô hình hộ gia đình mang tính tự cung, tự cấp, Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện triệt để, thường xuyên nên không có hiện tượng bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

- Tuy nhiên mức độ đầu tư thâm canh còn thấp, việc áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất còn hạn chế, diện tích các thửa ruộng còn nhỏ gây khó khăn cho công tác cơ giới hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống các trục đường giao thông đã và đang được dần hoàn thiện phục vụ cho việc thông thương buôn bán hàng hóa qua cửa khẩu từ khắp các vùng miền, đòng thời cũng thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong vùng.

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, có những hạn chế nhất định.

Qua thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua cho thấy nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế là tương đối lớn, cần có quỹ đất không nhỏ để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm tránh tác động xấu tới môi trường và an ninh lương thực cũng như cũng vấn đề việc làm của người dân.

4.1.2.2. Hiện trạng dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và đất ở của xã Tân Mỹ năm 2013

STT Tên thôn, xóm Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu Tổng số lao động Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 1 Bản Chang 57 255 180 176,29 2 Bản Mới 58 227 149 189,13 3 Cốc Nam 331 1350 728 304,73 4 Cao Tiến 69 285 199 206,41 5 Khơi Đa 94 474 259 199,16 6 Khun Lùng 44 178 104 268,17 7 Khun Lỳ 45 179 103 247,23 8 Khun Chặm 70 286 198 318,16 9 Khun Đẩy 38 125 83 240,89 10 Pò Chài 73 292 173 254,62 11 Pò Cại 63 217 164 209,10 12 Nà Kéo 98 532 285 147,6 13 Nà Lẹng 102 522 291 172,17 14 Nà Mò 86 440 216 246,22 15 Nà Dẩn 55 242 148 154,76 16 Nà Pục 44 174 113 180,13 17 Háng Mới 84 407 266 149,28 18 Tà Lài 141 588 308 201,12 Tổng 18 1.552 6.773 3.967 3865,17

Hiện trạng dân số và đất ở:

Hiện trạng dân số và đất ở của các thôn, bản được thể hiện ở bảng 4.1 Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy toàn xã có 18 thôn, bản. Trong đó bản có số hộ và số khẩu đông nhất là thôn Cốc Nam có 331 hộ với 1350 khẩu, 728 lao động với diện tích là 304,73 ha do trên địa bàn có cửa khẩu Cốc Nam vì vậy số lượng người đến buôn bán tăng cao, thấp nhất là thôn khun Đẩy và thôn Bản Chang có 125 người và có 83 hộ với diện tích là 240,89 ha. Như vậy sự phân bố dân cư giữa các thôn, bản là không đồng điều, số hộ phát sinh khá nhanh, trong tương lai cần cấp đất cho các đối tượng này và cần chú ý bố trí các khu vực giãn dân, các công trình công cộng tại các bản có dân số và số hộ lớn.

Số người trong độ tuổi lao động của xã là 3967 người chiếm khoảng 58,57% trên tổng dân số toàn xã. Là một xã có nhiều điều kiện thuật lợi phát triển công nghiệp, ngành TTCN và thương mại dịch vụ đang dần được phát triển. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị trên địa bàn xã.

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:

Các khu dân cư nông thôn của xã được hình thành và tập trung thành 18 thôn, bản. Khu dân cư phân bố rải rác khắp địa bàn xã, tập chung bên cạnh các con suối, nguồn nước, đường giao thông nên có những thuật lợi và khó khăn nhất định trong công tác tổ chức sản xuất và đời sống của người dân. Vì

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng trạm trung chuyển kho bãi hàng hóa Pác Luống, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w