0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Địa hình, địa inạo đảo Cát Bà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỨT GÃY SÔNG CHANH - CÁT BÀ VÀ VAI TRÒ HÌNH THÀNH CÁC THUNG LŨNG TRÊN ĐẢO CÁT BÀ (Trang 50 -50 )

I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHAT ĐẢO CÁT BÀ

1. Địa hình, địa inạo đảo Cát Bà

Do đảo Cát Bà được cấu tạo chủ yếu bởi các thành tạo đá vôi, do đó địa hình có sự phân cấp lớn. Vì vậy, có thể phân chia ra làm 4 loại địa hình chú yếu:

- Địa hình núi cao sườn dốc: Địa hình núi cao sườn dốc chiếm diện tích nhỏ

và phát triển trong các thành hệ đá vôi, đá VÔI silic. đá vôi sét xen bột sét. ỏ đây do dặc

điểm thạch học nên karst kém phát triển. Các dãy núi thường kéo dài lién tục theo 1

phương TB-ĐN độ cao tuyệt đối từ vài chục mét tới hơn hai trãm mét. Sườn khá dốc từ 20 tới 40°. Lớp phủ pha tàn tích khá dày từ gần mét tới hơn chục mét.

- Địa hình núi đá vôi karst: Đây là địa hình đặc trưng của đảo. Địa hình này chiếm tới 90% diện tích của đảo. Ở nhiều vùng trên các dãy núi này còn tồn tại lớp phu rừng nguyên sinh với thảm thực vật khá phát triển và ớ đâv trẽn bề mặt đá gốc thường có lớp phủ pha tàn tích mỏng. Các đẫy núi đá vôi thường phân bô không liên tục và bị phân cắt thành các núi độc lập với cao độ tuyệt đối thường trên dưới 250 m, cao nhất là 305 m.

Các núi đá tập hợp thành các dãy kéo dài theo phương TB-ĐN. giữa chúng là

các thung lũng có kích thước khác nhau, lớn nhất là hai thung lũng Trung Trang và

Khe Sâu, nằm ở phần trung tâm của đảo.

- Địa hình thung lũng: Các thung lũng trong vùng liên quan chặt chẽ với các hộ thống đứt gãy trên đảo và thường là các thung lũng nằm kẹp giữa các dãy núi đá vôi, và có phương gần trùng với phương kéo dài của các núi đá vôi, song cũng có nơi phương của chúng cắt phương của các dãy núi, đó là trường hợp chúng được phát triển theo các đút gãy chéo. Các thung lũng thường được phát triển theo các đứt gảy phương

tây bắc - đông nam và các đứt gãy á vĩ tuyến. Quá trình hình thành thung lũng chú yếu

là quá trình karst và bào mòn xâm thực. Trong vùng núi đá vôi mặt cất các thung lũng thường có dạng chữ Ư, vách dựng đứng. Kích thước biến đối mạnh, chiều dài lkm tới

vài km, chiều rộng từ vài chục mét tới hơn lkm . Bể mặt thung lũng thường được phủ bởi các lớp trầm tích Đ ệ Tứ có chiểu dày biến đổi mạnh, có khi tới vài chục mét. lớn

nhất là ở thung lũng trung tâm Vườn quốc gia, song nhiều nơi lô ra đá gốc.

Các thung lũng thường kéo dài theo phương TB-ĐN. Một số thung lũng điển

hình như: Khe Sâu (Hải Sơn), Đ ồng cỏ, Trung Trang, trung tàm Vườn quốc gia, Tre, Bulu. Chúng nằm kê tiêp nhau dọc theo con đường xuyên đảo từ thị trấn Cát Bà đên Gia Luận. Kích thước của chúng thường có chiều rộng khoảng 300 - 400m và chiều dài khoảng 1.500 - 2.000m . M ột số thung lũng độc lập như Tai Lai, Hiền Hào. Gia luận

thì có dạng đẳng thước.

Đáy các thung lũng có độ cao khoảng 5 - 25m trên mực nước biển, trên đó nhân

*dân trồng trọt các cây lương thực và thực phẩm.

- Địa hình rừng ngập mặn ven biển: Dạng địa hình này nằm bao quanh đảo, có cốt cao 1- 4m. Một số nơi chúng chiếm diện tích khá lớn như khu vực Vịnh Cát Bà nằm ở phía nam, khu vực Phù Long ở phía tày. Đó là những dải cát ven biển được che phủ bởi một lớp phù sa, trên đó mọc các loại cây ưa mặn như sú, vẹt và các loại cáy đặc trưng cho đầm lầy, có chỗ rộng tới lkm và kéo dài vài ba câv số.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỨT GÃY SÔNG CHANH - CÁT BÀ VÀ VAI TRÒ HÌNH THÀNH CÁC THUNG LŨNG TRÊN ĐẢO CÁT BÀ (Trang 50 -50 )

×