Những điểm chưa phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

B. Các quỹ khác

2.3.2. Những điểm chưa phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh và nguyên nhân.

nguyên nhân.

*Những điểm chưa phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh.

Thứ nhất, cơ chế quản lý doanh thu chưa đảm bảo quản lý nguồn thu, phát huy được lợi thế ngành và hướng tới sự phát triển của Tổng công ty sang mô hình tập đoàn.

Thứ hai, Tổng công ty chưa có chính sách tiết kiệm chi phí một cách cụ thể. Trên cơ sở các chế độ hướng dẫn về chế độ quản lý chi phí của Nhà nước, Tổng công ty xây dựng các định mức kinh tế chuyên ngành chủ yếu và trên cơ sở đó xây dựng định mức chi phí hợp lý. Như vậy, Tổng công ty chưa có chính sách tiết kiệm chi phí một cách cụ thể. Thêm vào đó, do tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nhiên liệu, giá sắt thép chống lò tăng làm chi phí sản xuất tăng. Ngoài ra, giá điện tăng, chi phí nộp bảo hiểm tăng lên khi Nhà nước tăng lương tối thiểu, chi phí sự nghiệp ngân sách bị cắt giảm cũng làm cho giá thành than tăng lên đáng kể mà đòi hỏi phải có biện pháp giảm chi phí mới đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, việc xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương hiện nay mang nặng tính chủ quan và chưa khuyến khích được các đơn vị thành viên trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với Cán bộ công nhân viên thì tiền lương của doanh nghiệp trả cho họ là nguồn thu nhập chính để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình của họ. Tiền lương hiện nay chủ yếu tập chung vào hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà chưa tính hết các hoạt động dịch vụ khác. So với mặt bằng chung của nền kinh tế và đặc biệt đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại như ngành than thì mức chi trả tiền lương như hiện nay là chưa tương xứng.

Thứ tư, việc khống chế cho mức chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác bằng tiền không vượt quá 5% chi phí thực tế trong kỳ như hiện nay là chưa phù hợp. Trên thực tế chi phí này thường lớn hơn mức qui định. Trong điều kiện hội nhập cạnh tranh thì chi phí này càng lớn. Nhất là trong điều kiện số lượng tiêu thụ than trong

nước hạn chế, thị trường xuất khẩu lại chưa ổn định và có xu hướng thay đổi sang chủng loại than khó sản xuất.

Thứ năm, việc tập trung các quỹ với tỷ lệ như hiện nay chưa tạo sự chủ động và đảm bảo khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tập trung lợi nhuận và trích lập vào các quỹ như hiện nay chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở từng đơn vị và chưa tạo động lực thúc đẩy đối với đơn vị thành viên.

Tóm lại, Cơ chế tài chính nói chung, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận nói riêng vấn mang nặng tính chủ quan và quan hệ hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu của một công ty mạnh hoạt động theo định hướng mô hình tập đoàn kinh doanh.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức tập hợp lại các đơn vị có liên quan đến ngành than trở thành Tổng công ty bằng quyết định hành chính và duy trì hầu hết hình thức 100% vốn Nhà nước. Các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty còn mang tính hành chính, áp đặt của Nhà nước. Còn mô hình tập đoàn kinh doanh các nước trên thế giới, đa phần đều có mô hình tổ chức kiểu “Công ty mẹ - Công ty con”, Các quan hệ kinh tế trong tập đoàn mang tính chất tài chính dựa trên cơ sở tự nguyện và lợi ích kinh tế.Trong Tổng công ty Than Việt Nam cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng quyền hạn của HĐQT chưa thể hiện được vai trò của Đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp Nhà nước. Đôi lúc vẫn còn tồn tại tình trạng HĐQT phải xin ý kiến của chủ sở hữu nhiều hơn là tự quyết định. Cơ chế chính sách, hành lang pháp lý của mô hình Tổng công ty 91 chưa tạo điều kiện đầy đủ để các công ty Nhà nước thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, môi trường kinh doanh, pháp lý của việt nam chưa tạo được sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng và thực sự trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty phát triển theo hướng mô hình tập đoàn

Thứ ba, Nhà nước chưa phát triển được đồng bộ thị trường tài chính để tạo sự chu chuyển vốn trong xã hội được thông suốt, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, văn bản pháp quy hiện hành thì Tổng công ty có nhiều quyền nhưng việc hướng dẫn lại thiếu cụ thể. Việc phân cấp, giao quyền quyết định đầu tư cho các Tổng công ty chưa rõ ràng và không đầy đủ, Nhà nước còn can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ đầu tư của Tổng công ty. Việc giao vốn cho các Tổng công ty nói chung vẫn mang nặng phương thức hành chính. Nhà nước giao vốn nhưng chưa giao quyền tự chủ kinh doanh đầy đủ cho các doanh nghiệp.

Qua phân tích thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cho thấy Tổng công ty Than Việt Nam đã có những bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính phù hợp với mô hình tập đoàn, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều điểm chưa phù hợp. Do đó, để chuyển sang mô hình tập đoàn cần hoàn thiện cơ chế quản lý, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TVN sang mô hình tập đoàn theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w