Biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp :

Một phần của tài liệu CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ SXKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 28 - 32)

nghiệp :

5.1. Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh :

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý kinh doanh , tình hình sử dụng lao động, vật tư , tiền vốn trong kỳ của doanh nghiệp . Đối với các doanh nghiệp việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm , hàng hoá , nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường , mở rộng doanh thu , tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp .

Vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh là một nhân tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nên hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh có những ý nghĩa cụ thể :

- Trong phạm vi toàn xã hội :

Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh góp phần tiết kiệm nguồn vốn và chi phí của nền kinh tế , là điều kiện để tăng tích luỹ cho nhà nước góp phần hạ giá thành sản phẩm từ đó có điều kiện để mở rộng tái sản xuất xã hội , ổn định và cải thiện đời sống cho người dân .Mặt khác khoản tiết kiệm được có thể tái đầu tư hoậc chuyển giao giữa các ngành tạo sự cân bằng cho nền kinh tế .

- Ở góc độ doanh nghiệp :

Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm từ đó sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường góp phần nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp từ đó tăng khả năng tích luỹ thực hiện quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác lợi nhuận của doanh nghiệp tăng có điều kiẹn nâng cao tiền lương , tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên giúp họ ổn định cuộc sống , khích lệ hiệu quả lao động của họ . Bên cạnh đó còn củng cố hạch toán kinh tế cân đối tài chính cho doanh nghiệp , đảm bảo lấy thu bù chi có lãi . Đây là điều kiện để doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển trong nền kinh tế thị trường . Ngoài ra , hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể giảm bớt số lượng vốn lưu động bị chiếm dụng đồng thời thể hiện việc tiết kiệm vốn cố định.

Muốn hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh một mặt doanh nghiệp phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm , mặt khác phải phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng

đến việc hình thành chi phí sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ . Chỉ trên cơ sở đó mới đề ra được phương hướng , biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh sát đúng , tăng cường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp .

Như vậy , hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết nhưng nó không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả .Việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phải đồng thời với việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của xã hội và đảm bảo chát lượng phục vụ người tiêu dùng.

5.2. Biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp :

Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là điều mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhưng khoong phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực hiện được . Muốn đạt được điều này mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra ngững điểm mạnh , điểm yếu của doanh nghiệp mình và hạn chế tối thiểu những điểm yếu , phải năng động trong kinh doanh , tìm kiếm thị trường có sức tiêu thụ lớn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng .

Dưới đây là một số biện pháp mà các doanh nghiệp thực hiện nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của mình :

* Áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất :

Xã hội ngày càng phát triển văn minh , hiện đại thì vai trò của khoa học kỹ thuật công nghệ càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Việc áp dụng mau lẹ những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ là một nhân tố quan trọng cho phép các doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất đi đôi với hạ giá thành sản phẩm .Các máy móc thiết bị mới liên tục đưa vào sản xuất đã hầu như làm thay đổi những điều kiện cơ bản của sản xuất như thay thế nhiều lao động nặng nhọc cho con người , giảm thiểu tốn nguyên vật liệu , số lượng lao động phục vụ cho sản xuất cũng được giảm bớt đáng kể . Vì vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào từg điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình mà ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm giảm bớt một phần chi phí .

Nhân tố con người là một nhân tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp . Vì thế phải làm như thế nào để có thể tổ chức và sử dụng nhân tố này một cách hợp lý và có hiệu quả . Ngay từ khi tuyển dụng các nhà quản trị phải kiểm tra chặt chẽ , sàng lọc đội ngũ cán bộ vào doanh nghiệp mình . Tuyển dụng lao động phải đảm bảo kiểm tra đạo đức , kiến thức , trình độ , kinh nghiệm và tuỳ thuộc vào công việc mà họ được sắp xếp , kiên quyết gạt bỏ những nhân viên không đáp ứng được guồng quay của doanh nghiệp , biết sử dụng yếu tố con người , khơi dậy những tiềm năng trong mỗi cán bộ công nhân viên để làm cho họ gắn bó và cống hiến hết tài năng cho công ty .

Doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động , không ngừng nâng cao , trau dồi trình độ tay nghề , kỹ thuật , nghiệp vụ chuyên môn , thực hiện tốt chế đọ tiền lương , tiền thưởng nhằm tăng năng suất lao động , tăng hiệu suất công tác.

Tổ chức lao động một cách khoa học sẽ tạo sự phân phối kết hợp nhịp nhàng , ăn khớp giữa các bộ phận , nhân viên trong doanh nghiệp . Từ đó sử dụng tốt các nguồn lực của doanh nghiệp .

* Thực hiện tốt công tác Marketing :

Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp , vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển , vừa loại bỏ đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả . Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo . Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm của mình , muốn ký kết được hợp đồng với các khách hàng thì phải thường xuyên nghiên cứu thị trường , tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng . Từ đó có thể mới đẩy mạnh được sản xuất phát triển , tăng doanh thu để bù đắp chi phí đã bỏ ra . Nhờ nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường thông qua nghiên cứu thị trường đã góp phần hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ,mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho daonh nghiệp .

* Tận dụng cao nhất khả năng phục vụ của cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp :

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu là máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ , nhà xưởng ... Do đó việc bảo quản , bảo dưỡng và sử dụng tốt tài sản cố định là rất cần thiết .

Trước hết , doanh nghiệp phải khai thác hết công suất và kéo dài tuổi thọ của máy móc làm tăng năng suất lao động , tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh

doanh . Khai thác hết khả năng của tài sản cố định trong hoạt động sản chính là phát triển kinh doanh theo chiều sâu .

Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có biện pháp thưởng phạt vật chất thích đáng nhằm khuyến khích phát huy sáng kiến , cải tiến sử dụng tiết kiệm vật tư , tận dụng phế liệu thay thế , ngăn ngừa tình trạng lãng phí , hư hỏng mất mát nguyên vật liệu của công ty .

* Tổ chức tốt việc cung ứng nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất :

Thông thường giá mua nguyên vật liệu và giá mua thực tế hàng hoá khi kết chuyển vào chi phí sản phẩm hàng hoá , sản phẩm là tương đối lớn . Do đó việc giảm chi phí này là hết sức quan trọng và tuỳ thuộc vào khâu cung ứng .

Để thực hiện tốt việc giảm giá mua thực tế của vật tư hàng hoá phải bắt đầu từ việc khai thác nguồn mua , nghiên cứu kỹ giá mua nguyên vật liệu . Doanh nghiệp phải đảm bảo được khả năng các nguồn cung ứng về số lượng , chất lượng , thời gian , địa điểm . Doanh nghiệp cần kiểm tra tính xác thực về uy tín, chất lượng của hàng hoá , vật tư .

Xác định nguồn hàng , lượng hàng đúng trong dụ trữ , tổ chức bảo quản hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp trực tiếp tiết kiệm được chi phí do ngưng trệ sản xuất , do ứ đọng về vốn.

* Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp :

Các doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình , vận dụng linh hoạt các hình thức đầu thầu , khoán gọn đồng thời giải quyết hài hoà các mặt lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động , giữa các loại lao động với nhau nhằm kích thích tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động , hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ,góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp .

* Thực hành chế độ tiết kiệm :

Đây là một biệp pháp mà ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Thực hành chế độ tiết kiệm đối với hiệu quả kinh tế ở mọi nơi , mọi lúc trong tất cả các khâu , các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chú trọng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh đi đôi với chống tham ô , lãng phí .

* Về mặt quản lý tài chính :

Để góp phần vào việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp cần tổ chức một số nội dung cơ bản sau :

- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với kế hoạch , kế hoạch có thể được lập theo các dự toán ngắn hạn về chi phí sảm xuất kinh doanh trên cơ sở của kế hoạch tài chính năm hoặc quý . Lập kế hoạch ngắn hạn như vậy giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác mọi khả năng tiềm tàng , giảm được chi phí sản xuất kinh doanh từ đó có thể giảm được chi phí sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch . Lập kế hoạch ngắn hạn cần xác định những nhu cầu cần thiết , đồng thời phải tiến hành phân tích rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

- Phân công , phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp . Đối với những doanh nghiệp lớn cần thiết phải phân quyền hạn ,trách nhiệm cho từng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ , nhân viên của bộ phận đó , từ đó có thể phấn đấu hạ thấp được chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận hợp thành cuả doanh nghiệp hoặc từng bộ phận chi phí khác nhau của chi phí sản xuất kinh doanh . Phân công , phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra , kiểm soát quá trình thực hiện dự toán chi phí ngắn hạn , từ đó có thể kiểm soát được tình hình thực hiện kế hoạch năm , quý , tìm được những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp .

- Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra , giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh , đặc biệt là đối với các khoản mục chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn . Kiểm tra , giám đốc mọi hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ SXKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w