Các nhân tố thuộc về NHTM

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 31)

- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu:

1.5.1.1 Các nhân tố thuộc về NHTM

* Chính sách cho vay của ngân hàng

Cho vay là nghiệp vụ chính trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi nói đến tín dụng ngân hàng nguời ta thường nghĩ đến các khoản ngân hàng cho vay.

Vì vậy việc xây dựng một chính sách cho vay hợp lí là vô cùng quan trọng. Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Như vậy để có thể đưa ra một chính sách cho vay rõ ràng, mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng thì phải phụ thuộc vào cả nhu cầu vay, khả năng sinh lời và rủi ro của khách hàng. Một chính sách cho vay thường bao gồm những nội dung sau:

- Chính sách khách hàng:

Khách hàng vay vốn của ngân hàng rất đa dạng: từ cá nhân đến các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, công ty tài chính… Nếu người vay là cá nhân thì người vay phải đến tuổi vị thành niên, nếu người vay đứng tên vay cho một tâp thể thì phải được sự uỷ quyền của tập thể và người vay phải ghi rõ mục đích vay. Đối với những khách hàng truyền thống, quan trọng ngân hàng thường có những ưu đãi đặc biệt trong chính sách cho vay.

- Chính sách qui mô và giới hạn cho vay:

Ngân hàng cho các DNVVN vay với món tiền hoặc hạn mức nhất định. Số lượng cho vay có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng với nhu cầu vay của DNVVN và phù hợp với các điều luật hoặc dựa trên sự tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời. Mỗi ngân hàng có qui định riêng về qui mô và giới hạn cho vay, ví dụ qui mô dựa trên tài sản đảm bảo, dựa trên ngành nghề kinh doanh… của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên qui mô tối đa phải đảm bảo kết hợp giữ tính sinh lời với mức rủi ro có thể chấp nhận được của mỗi khoản vay.

- Chính sách lãi suất

Lãi suất là giá cả của khoản vay. Do đó việc mở rộng hay thu hẹp qui mô cho vay được thực hiện thông qua mức lãi suất ngân hàng qui định. Ngân hàng đưa ra mức lãi suất khác nhau cho DNVVN đối với từng kì hạn và từng loại tiền.

Bên cạnh khung lãi suất định trước, ngân hàng còn cung cấp các lãi suất thoả thuận đối với từng khách hàng cụ thể. Lãi suất có thể cố định, có thể biến đổi theo thị trường( lãi suất thả nổi ), hoặc kết hợp cố định có điều chỉnh sau một thời gian xác định. Nhiều ngân hàng đã đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng được chọn hình thức của lãi suất. Như vậy có nhiều hình thức lãi suất để các DNVVN có thể lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp mình.

- Chính sách về thời hạn cho vay và kì hạn nợ

Thời hạn cho vay được ngân hàng thỏa thuận với DNVVN và được ghi rõ trong hợp đồng. Nếu như vật tư hàng hoá là đối tượng cho vay của ngân hàng thì thời hạn cho vay sẽ tuỳ theo mức luân chuyển vật tư, hàng hoá của doanh nghiệp. Thời hạn cho vay được chia thành nhiều kì hạn nợ, khi đó thời hạn cho vay trung bình sẽ nhỏ hơn thời hạn cho vay danh nghĩa. Nếu ngân hàng xác định thời hạn cho vay và kì hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư dự án, thời hạn thu hồi các khoản phải thu của DN, sẽ làm tăng hiệu quả cho vay của ngân hàng với DNVVN.

- Chính sách đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện DNVVN phải đáp ứng khi vay vốn ngân hàng. Chính sách về các khoản đảm bảo cũng được ngân hàng quản lý chặt chẽ. Ngân hàng sẽ cung cấp cho các DNVVN danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận và các trường hợp vay cần có đảm bảo. Khi DNVVN đến vay thì ngân hàng sẽ định giá tài sản đảm bảo, việc định giá giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hợp lí. Nếu DNVVN đảm bảo bằng những tài sản tốt, tính thanh khoản cao thì ngân hàng cho vay với tỷ lệ cao hơn.

- Chính sách về giải ngân và thanh toán.

Ngân hàng có thể giải ngân một hoặc nhiều lần tuỳ từng DNVVN. Để đảm bảo việc các doanh nghiệp vay vốn đúng mục đích, ngân hàng thường giải ngân gắn liền với một số điều kiện như phải có chứng từ nhập hàng, biên bản nghiệm thu công trình…

Điều kiện thanh toán bao gồm thanh toán tiền gốc và lãi. Ngân hàng có thể yêu cầu DNVVN thanh toán cả gốc và lãi một lần khi đáo hạn. Đối với các DNVVN vay trung và dài hạn ngân hàng thường yêu cầu trả gốc và lãi thành nhiều kì. - Chính sách đối với các tài sản có vấn đề

Các tài sản có vấn đề là các khoản nợ xấu và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ. Chính sách đối với các tài sản có vấn đề gồm qui định mức rủi ro có thể chịu được và chuẩn bị các điều kiện để chung sống cùng rủi ro, các yếu tố cấu thành khoản tín dụng có vấn đề. Trên thực tế nợ xấu và các tài sản có vấn đề có rất nhiều loại khác nhau và rất phức tạp khi phân loại, nhất là đối với các DNVVN. Đây là điều kiện để ngân hàng xây dựng chính sách cho vay cá biệt với DNVVN.

* Quy mô vốn chủ sở hữu

Tất cả các hoạt động của NHTM đều phải thực hiện đúng theo các văn bản pháp qui, đặc biết đối với tín dụng- hoạt động xương sống của ngân hàng- lại càng cần thực hiện đúng theo qui định. Trong Quyết định QĐ 1627 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có quy định: “ Dư nợ cho vay tối đa với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp với những khoản cho vay từ các nguồn uỷ thác của Chính Phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác”. Do vậy quy mô vốn chủ của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w