Tuyên truyền phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích

Một phần của tài liệu Hội thi “Tìm hiểu giá văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2013 (Trang 36)

II. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy trị di tích lịch sử địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản Bình

5. Tuyên truyền phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích

khoa học của di tích

Về mặt quản lý nhà nước: Theo Luật Di sản văn hóa quy định, mô hình quản lý nhà nước về di tích – danh thắng cấp tỉnh do ngành Văn hóa, Thể thao

37

và Du lịch là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước ở địa phương. Ban quản lý di tích – danh thắng tỉnh là cơ quan chuyên môn về quản lý di sản văn hóa sẽ thực hiện công tác quản lý. Tuy nhiên địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước – Tân Triều và Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa hiện nay được giao cho xã Tân Bình quản lý.

Cần xây dựng, ban hành chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích ở cơ sở. Hiện nay đa số những người quản lý, trông coi không có chế độ hoặc không được hưởng phụ cấp. Vì vậy cần có trợ cấp từ ngân sách của địa phương.

Huy động tối đa và quản lý tốt các nguồn lực, nguồn vốn của trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc tu bổ, tôn tạo di tích. Làm cho di tích thực sự trở thành nguồn tài nguyên du lịch, sản phẩm văn hóa.

Nên tận dụng chính người thân trong gia đình đồng chí Huỳnh Văn Ngọc để quản lý và giới thiệu về di tích, qua đó thể hiện truyền thống yêu nước của dòng họ. UBND huyện và UBND xã cần nghiên cứu quy chế phối hợp với gia đình người thân đồng chí Huỳnh Văn Ngọc trong công tác bảo tồn, quản lý và có chế độ riêng cho gia đình để di tích được trông coi tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành các cấp để quản lý, tu bổ và khai thác tốt di tích nhằm giáo dục truyền thống dân tộc cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Hội thi “Tìm hiểu giá văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2013 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)