Đặc điểm phân bố khí

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp tài liệu và tính lại trữ lượng than mỏ kha chàm cẩm phả quảng ninh (Trang 75)

Căn cứ kết quả xác định hàm lợng % các chất khí, độ chứa khí tự nhiên các vỉa than khu mỏ Khe Chàm, quy định phân đới khí theo “ Hớng dẫn phơng pháp thu thập tài liệu trong công tác tìm kiếm - thăm dò và khai thác mỏ, năm 2002 của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam), Khu mỏ Khe Chàm tồn tại 3 đới khí nh sau:

Đới Nitơ-Mêtan: chủ yếu phân bố từ bề mặt đến mức +40m.

Đới khí Mêtan-Nitơ: chủ yếu phân bố từ mức +40m đến mức -150m. Đới Mêtan: chủ yếu phân bố từ mức -150 trở xuống. Một vài nơi nh Cao Sơn, bề mặt của đới Mêtan nổi cao đến mức +50m, ở phía Nam phân khu Đá Mài ở mức -50m và đợc nâng dần lên mức +50m ở phiá Tây Nam khu mỏ. ở phần khu Khe Chàm I (Trung Sơn) đới Mêtan ở mức -100m và chìm sâu về phía Tây Bắc.

Các phần đới Mêtan cao hơn mức -150m ở các phân khu nêu trên thờng tạo thành những vòm kín, phù hợp với diện phân bố của các vòm, đỉnh các nếp lồi.

Bề mặt của đới Mêtan ở trung tâm Bàng Nâu từ mức -400m trở xuống. ở ranh giới phía Tây Bắc khu mỏ đới này đợc nâng dần lên ở mức - 250m.

- Các yếu tố địa chất ảnh h ởng đến độ chứa khí.

Các vỉa than của khu mỏ Khe Chàm có mức độ biến chất cao (than antraxit, bán antraxit). Thành phần thạch học của đá vây quanh chủ yếu là đá trầm tích hạt mịn. Trong khu mỏ có nhiều cấu tạo nếp lõm, góc cắm trung bình của đất đá từ 300ữ400. Tất cả những yếu tố đó ảnh hởng đến quá trình tạo khí và tích tụ khí trong than.

Trong khu mỏ có nhiều đứt gẫy, nhất là đứt gẫy thuận là nơi thuận tiện cho sự tiêu thoát khí lên bề mặt, nh các đứt gẫy Bắc Huy, E-E, B-B, qua các mẫu lấy ở các lỗ khoan 2549, 480, 2551, 2558 cho thấy điều đó. Các đứt gẫy nghịch L-L tuy có chỗ khó tiêu thoát lên bề mặt ( mẫu lấy ở LK2604), nhng có chỗ khí lại đợc tích tụ với hàm lợng rất lớn (mẫu 419 ở LK2546 hàm lợng H2+CH4 chiếm tới 90,23%). Đây là đứt gẫy nghịch có biên độ dịch chuyển rất lớn, cần có công trình nghiên cứu kỹ hơn.

Đứt gẫy nghịch A-A có qui mô phá huỷ lớn, qua một loạt mẫu lấy ở các lỗ khoan 2539, 2518, 2565, 2624 dọc theo đứt gẫy, hàm lợng khí trong than ở đây có chiều hớng tăng lên.

Ngoài ra, khu vực từ lỗ khoan 2558 - T.VI, 2559 - TVI đến lỗ khoan 2517, 2616 T.IX B, kết quả mẫu lấy ở các lỗ khoan đó hàm lợng khí trong than đã bị pha loãng, một dải dài bề mặt đới mêtan từ mức -300m đã tụt xuống mức - 400m hoặc sâu hơn, có thể ở đây các yếu tố địa chất tạo điều kiện thuận lợi cho sự thoát khí trong than lên bề mặt.

Những nhận định chung về ảnh h ởng của độ chứa trong than đối với quá trình khai thác.

Khu mỏ Khe Chàm có khí độc, khí cháy nổ, đặc biệt hàm lợng khí nổ ( CH 4+H2) tơng đối cao.

Khí cháy, nổ có đặc điểm tăng dần theo chiều sâu, hoặc tập trung ở những vị trí phân bố các nếp lồi, cho nên những công trình khai thác trong phạm vi nêu trên cần có biện pháp đề phòng thích hợp.

Các công trình khai thác lò bằng ( Từ +40 lên lộ vỉa) chủ yếu nằm trong đới khí Nitơ-mêtan.

Các công trình khai thác lò giếng từ mức +40 đến -150m chủ yếu nằm trong đới khí Mêtan-Nitơ .

Các công trình khai thác lò giếng từ mức -150m đến -350m chủ yếu nằm trong đới khí Mêtan.

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp tài liệu và tính lại trữ lượng than mỏ kha chàm cẩm phả quảng ninh (Trang 75)