Phân tích và chứng min h:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 (Trang 36)

a/ Hoàn cảnh túng đói , khốn khổ của người dân ngụ cư :

Bức tranh thảm đạm về nạn đói năm 1945. Cái đói đã làm xóm ngụ cư vốn nghèo khổ giờ đây càng xơ xác, thê lương .

Cái đói làm cho bọn trẻ “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”.Cái đói hành hạ cả xóm khiến nhiều người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp các

lều chợ”. Cảnh tang tóc bao trùm lên xóm ngụ cư “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào

người trong làng đi chợ , đi làm đồngkhông gặp ba bốn cái thây nằm còng queobên đường. Không

khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”ï.Tràng kéo xe thóc tạm sống qua

ngày , nghèo không thể có vợ .Người vợ nhặt lượm từng hạt thóc rơi để có miếng ăn mỗi ngày Tâm trạng lo âu, sợ hãi cái đói, cái chết của người dân . Hình ảnh thê lương của người dân Ngụ Cư là bằng chứng tố cáo tội ác tày trời của Pháp – Nhật. Chúng đã dẩy nhân dân ta vào vòng cùng khổ, chết chóc “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”.

b/ Người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết mà vui ,hi vọng :

Khao khát vươn lên trên cái chết , hướng đến sự sống .

Người vợ nhặt : Người phụ nữ đói rách được một bửa no quyết định theo Tràng về làm vợ “cái đói làm

con người biến đổi nhanh” . Tội nghiệp hơn chị theo Tràng về làm vợ không một nghi thức nào .

Tràng : một con người có ngoại hình xoàng xĩnh , cách nói năng thô kệch, cộc cằn . Nhưng anh có tấm lòng nhân hậu ,cưu mang người vợ nhặt , giúp người phụ nữ sống chủ yếu là “trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng

thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy”. .

Bà cụ Tứ : vượt lên nỗi xót xa , tủi phận để chấp nhận nàng dâu .

Tràng cảm thấy vui , thấy mới lạ , bối rối khi có vợ thấy có trách nhiệm, tình cảm gắn bó với gia đình “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với caí nhà của hắn lạ lùng”.

Người vợ nhặt đảm đang, vén khéo việc nhà, lo cho gia đình .

Bà cụ Tứ vui rạng rỡ, quét dọn nhà cửa, hi vọng làm ăn khá, chuẩn bị bữa ăn sáng chu đáo, phát họa chuyện tương lai “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.

Hình ảnh cách mạng xa mà gần, trừu tượng mà cụ thể. Hình ảnh đó làm cho họ suy nghĩ, gây cho họ xúc động, tạo cho họ niềm tin . Hiện thực khắc nghiệt vẫn còn đó, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, nhưng trong ý nghĩ của Tràng “Vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.

III Kết Luận:

Khẳng định vai trò của cách mạng tháng 8 đối với cuộc đời của bao kiếp lầm than Một số đề tham khảo:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)