Sự phân bố tài nguyên đất trên thế giới và tình hình sử dụng đất ở Việt Nam như thế nào?

Một phần của tài liệu Tư liệu dạy và học Địa lý 8 (Phần Địa lý tự nhiên VN) (Trang 31 - 32)

III. Sông ngòi Nam Bộ

1. Sự phân bố tài nguyên đất trên thế giới và tình hình sử dụng đất ở Việt Nam như thế nào?

a. Tài nguyên đất trên thế giới

Sự thay đổi về khí hậu, thảm thực vật, đá mẹ, địa hình và tuổi của đất trên Trái Đất là nguyên nhân hình thành nhiều loại đất khác nhau về màu sắc, độ dày đất, độ chua và nhiều tính chất khác. Nhìn chung, trên thế giới có 5 nhóm đất phổ biến được phân bố ở các vùng khác nhau là :

– Đất Podzol : phân bố ở các vùng khí hậu lạnh.

– Đất đen (mollisols) : phân bố ở các vùng khí hậu bán khô hạn. – Đất đỏ (oxisols) : phân bố vùng khí hậu khô và nóng.

b. Tài nguyên đất ở Việt Nam và tình hình sử dụng

Việt Nam có diện tích tự nhiên gần 33 triệu ha, ch-a kể quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xếp thứ 55 trong tổng số 200 nước của thế giới, thuộc quy mô diện tích trung bình. Nhưng vì dân số đông nên diện tích đất bình quân đầu người là 0,46 ha/người (1995), thuộc loại thấp nhất trên thế giới, xếp thứ 120 và bằng 1/6 bình quân của thế giới.

Diện tích đất đang được sử dụng là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất. Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên.

Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,416 triệu ha (26,1% diện tích đất tự nhiên). Một số diện tích đất xấu chưa được cải tạo trong đó có 460.00 ha đất cát.

Với thực trạng sử dụng đất nh- hiện nay, cho dù đến năm 2020 tiềm năng đất nông nghiệp được khai thác hết (khoảng 10 triệu ha) thì với dân số đông, đất nông nghiệp chỉ còn dưới 1000m2/người. Như vậy, nước ta là một trong nước hiếm đất nhất trên thế giới nên việc phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của đất nước phải luôn luôn gắn liền với chiến lược sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên có hạn này. Đất vùng đồng bằng thích hợp cho cây hoa màu, lương thực ngắn ngày, chủ yếu phục vụ cho an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, trên thực tế đã được khai thác tới hạn. Ở các vùng châu thổ đông dân, nơi có bình quân đất canh tác chỉ còn 300m2/người, tức là nếu sản xuất thuần nông thì mỗi ngày một người phải sống dựa vào sản phẩm của 1m2 đất đem lại. Để đảm bảo an ninh lương thực, thì đất đồng bằng, đặc biệt là đất lúa phải được bảo vệ nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu Tư liệu dạy và học Địa lý 8 (Phần Địa lý tự nhiên VN) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w