Phƣơng tiện nhìn cấu trúc

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ dạy học (Trang 37)

III. Phƣơng tiện kỹ thuật dạy học 1 Phƣơng tiện kỹ thuật dạng nhìn:

c. Phƣơng tiện nhìn cấu trúc

Chỉ ra mối quan hệ giữa các điểm, khái niệm chính hay các đơn vị trong một tổ chức như các sơ đồ, đồ thị, bản đồ....Ví dụ sơ đồ tổ chức của một cơ quan.

1.4 Tính hiện thực trong phƣơng tiện nhìn

Sự khác nhau cơ bản giữa phương tiện nhìn là tính hiện thực của chúng. Tất nhiên trong thực tế không có một hình thức phương tiện nào là hoàn toàn hiện thực trừ vật thật. Một bức ảnh chụp, một bức tranh màu ba chiều sinh động cũng không thể hiện hoàn toàn đúng như sự vật. Cùng một vật có thể thể hiện trên các loại tranh vẽ với các mức độ hiện thực khác nhau. Xem hình dưới nhiều người cho rằng sử dụng phương tiện nhìn mang tính hiện thực cao sẽ đạt được hiệu quả cao. Thực tế không hẳn như vậy. Như chúng ta đã biết, hiệu quả của quá trình truyền thông phụ thuộc vào nguồn phát và người thu. Trên một bức tranh hiện thực cao có quá nhiều đường nét nhiều khi lại không làm nổi bật được các vấn đề chính của chủ đề cần truyền thông. Các đường nét phụ làm người xem phân tán sự chú ý, không thể tập trung vào quan sát những đường nét, những điểm chính. Những người lớn tuổi có kinh nghiệm sống, nghiêng về sở thích xem các tranh có tính trừu tượng cao, nêu lên các chủ đề chính thông qua sự tư duy. Ngược lại trẻ em lại thích xem các loại tranh càng giống với sự vật thật càng tốt. Duyer đã viết trong một bài nghiên cứu về phương tiện nhìn:" Những kích thích thêm vào trong phương tiện nhìn một cách độc đoán sẽ gây khóa khăn cho học sinh khi nhận biết các điều chủ yếu trên cơ sở tác động qua hiện thực". (Francis M. Dwyer,

Thấp

Strategies for Improving Visual Learning, State College, Pa: Learning Servies, 1987). Dwyer đã kết luận, khi sử dụng phương tiện nhìn có tính hiện thực thấp hay cao quá để không đạt được hiệu quả cao. Quan hệ giữa những điều học được với mức độ hiện thực của phương tiện nhìn là một đường Parabol.

1.5 Việc đọc tài liệu nhìn

Vấn đề quan trọng cần lưu ý trước khi nghiên cứu thiết kế phương tiện nhìn là phải hiểu được người học xem tranh như thế nào hay người học đọc tài liệu nhìn như thế nào?

1.5.1 Khái niệm về sự biết nhìn

Có thể định nghĩa sự biết nhìn là khả năng được học để giải thích các thông điệp một cách chính xác và khả năng tạo nên phương tiện nhìn một cách có hiệu quả. Như vậy sự giải thích và tạo nên các phương tiện nhìn trong "biết nhìn" có thể coi như sự đọc và viết trong biết đọc. Tính quan trọng của sự biết nhìn trong xã hội ngày nay cần phải đặc biệt quan tâm. Các thầy giáo có trách nhiệm là đảm bảo cho học sinh của mình khi ra không bị mù nhìn. Sự biết nhìn coi như một kỹ năng để tồn tại.

1.5.2 Xem phƣơng tiện nhìn

Khi sử dụng phương tiện nhìn để truyền thông cũng giống như các phương tiện khác, người ta cần chú ý đặc biệt đến hai yếu tố là đặc tính của người phát và người thu. Như vậy xem phương tiện nhìn như thế nào, điều đó phụ thuộc vào: kỹ năng nhìn, thái độ, trình độ kiến thức, và hệ thống văn hóa xã hội của người xem.

 Kỹ năng nhìn

 Thái độ

 Trình độ kiến thức

 Hệ thống văn hóa xã hội

1.6. Thiết kế phƣơng tiện nhìn

Phương tiện nhìn cũng như các loại phương tiện khác có các chức năng đặc biệt của nó. Trước khi lập kế hoạch thiết kế phương tiện nhìn, cần phải xem xét các điểm sau đây:

 Các mục tiêu có phải là những điều học sinh phải nhớ, phải hiểu và hình thành một thái độ ứng xử mới?

 Học sinh đã sẵn sàng cho phương pháp truyền thông này chưa? Việc học có thể dùng ngôn ngữ hay không?

 Phương pháp được chọn có thể hoàn thành được các mục tiêu bằng hay tốt hơn các phương tiện dùng lời?

 Đánh giá - Phương tiện nhìn có thể hoàn thành vác mục tiêu mong muốn hay không? Chúng ta có thể đo được giá trị đó hay không?

Các phương tiện nhìn như: tranh vẽ, áp phích, sơ đồ, tranh, sơ đồ trên các slide, các phim dương bản, các loại bảng trình bày và các loại khác không chỉ thúc đẩy việc học tập của học sinh, lôi cuốn họ vào các nội dung chính cần truyền đạt mà còn phải cung cấp cho họ các nét thẩm mỹ nâng cao sự sáng tạo của họ. Khi thiết kế phương tiện nhìn, những vấn đề quan trọng của nghệ thuật và nguyên lý hội họa cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Công việc bắt đầu từ vẽ phác. Ở giai đoạn này phải chú ý đến cách diễn tả chi tiết nghệ thuật, cân nhắc và lựa chọn đúng các ảnh, từ ngữ chọn kiểu chữ, màu sắc bố cục các bức tranh sao cho có hiệu quả cao nhất.

1.6.1 Các vấn đề cơ bản khi thiết kế phƣơng tiện nhìn

Những vấn đề cần chú ý khi vẽ một bức tranh là đường nét, hình thù, kết cấu, màu sắc, bố cục, sự cân bằng, sự thống nhất và sự tương tác

a. Đƣờng nét

Là một thành phần quan trọng của phương tiện nhìn. Chúng tạo nên hình thù của vật thể cần biểu hiện trên hình vẽ. Đường nét khác nhau về bề dày và vị trí.

 Bề dày của nét phải đảm bảo sao cho học sinh ngồi cuối lớp (ở khoảng cách từ 6- 8m) phải nhìn rõ và phải cân xứng với khuôn khổ của tờ tranh. Thông thường đối với các bản vẽ khổ A1(594 x 841mm) và khổ Ao ( 1189x 841) bề dày của nét vẽ nhỏ nhất không quá 0, 5mm và lớn nhất không quá 4mm.

 Vị trí: các đường thẳng có thể có ba vị trí:

 Các dường nằm ngang cho cảm giác ổn định và tình

 Các đường thẳng đứng thể hiện tính cách mạnh mẽ vươn lên

 Các đường nghiêng gây cảm giác chuyển động

 Các đường chéo gây cảm giác chống đối

 Các đường tròn cho cảm giác linh hoạt

Từ những tính chất trên, trong phương tiện nhìn, người ta dùng các kiểu bố trí theo hình tròn, hình chữ s và chữ z để tạo nên sự linh động cho bức tranh.

b. Hình dạng

Hình thù được trình bày theo không gian hai chiều có thể là đặc biệt, chi tiết hay tổng quát. Một đường khép kín tự nó cũng là một hình. Hình có hai chiều hình thành nét đại cương của một đồ vật. Một vài đồ vật có thể thể hiện qua một đường bao mà không cần phải thêm các đường nét bên trong. Ví dụ hình bên vẽ phác hình trái tim, hình một quả táo.

Các loại hình thù của các đồ vật có thể được phân loại là dạng hình học hay vô định hình. Nói chung cần phải cố gắng tạo các phương tiện nhìn có hình thù đơn giản, rõ ràng.

c. Cấu trúc

Hầu hết các phương tiện nhìn là hình hai chiều bao gồm các đường nét và hình thù. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng kết cấu hay các vật liệu thật, người ta có thể tạo ra hình ba chiều. Kết cấu là một đặc trưng của vật ba chiều và của cả vật liệu thật. Nó có thể tạo cảm giác thật hơn cho người xem. Kết cấu có thể sử dụng để nhấn mạnh, tạo ra sự phân biệt hay nâng cao tính thống nhất của tranh.

d. Màu sắc

Khi chọn màu sắc thích hợp không chỉ nâng cao và làm phong phú thêm phương tiện nhìn mà còn thúc đẩy cảm xúc và chỉ dẫn hành động cho người xem. Màu sắc lôi cuốn người xem chú ý vào chi tiết trọng tâm và tăng thêm tác động nhìn. Dưới đây là một vài chức năng khác của màu sắc trong phương tiện nhìn:

 Tăng tính hiện thực của tranh bởi màu sắc giống thực

 Nhấn mạnh sự tương đồng hay sự khác biệt

 Làm rõ thông tin và các chi tiết quan trọng

 Tạo nên cảm giác đặc biệt, xúc động Các họa sỹ phân biệt các gam màu khác nhau:

 Gam màu lạnh là các màu xanh dương, xanh lá cây và tím.

 Gam màu nóng là các màu đỏ, da cam

Về mặt tâm lý, gam màu nóng xuất hiện để tiếp cận người xem, còn gam màu lạnh khiến người xem có cảm giác xa dần bức tranh. Khi vẽ chữ trên nền màu phải chọn phối hợp màu và nền sao cho chữ nổi bật lên trên nền để dễ đọc hơn. Xem bảng sau đây:

Chữ Nền

Đen

Xanh lá cây, đỏ hay xanh Trắng Đen Vàng Vàng Trắng Xanh Trắng Đen

Chọn màu sắc phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nhưng khi thiết kế phương tiện nhì phải tuân thủ theo các nguyên tắc sử dụng, phối hợp màu sắc mới tạo nên sự thích thú và lôi cuốn người xem. Tránh việc lạm dụng màu sắc dẫn đến làm giảm hiệu quả của chúng.

Người ta đã tổng kết rằng:

 Màu đỏ gây tác dụng nhớ lâu

 Màu vàng gây tác dụng chú ý lúc ban đầu. Người ta dùng để làm rõ các phần quan trọng hay các chữ chính trong phương tiện nhìn

 Màu xanh ít làm người ta chú ý.

e. Bố cục

Bố cục là việc sắp xếp các hình ảnh và chữ trong tranh. Hình và chữ chú thích của tranh phải được sắp xếp trong một khuôn hình nhằm lôi kéo sự chú ý của người xem và hướng họ vào các chi tiết và khái niệm quan trọng. Đường nét, khoảng trống và hình dạng là những thành phần cơ bản của tranh phải được bố cục hợp lý, rõ ràng đủ để tác động và tập trung sự chú ý của người xem một cách nhanh nhất. Bố cục tranh thường theo hình chữ C, O, S, Z, L, T, U. Lựa chọn kiểu bố cục phụ thuộc vào nội dung cần truyền tải. Ngoài việc sử dụng bố cục theo dạng chữ người ta còn chú ý tới nguyên tắc phân ba. Các chi tiết được bố trí ở các đường chia tờ tranh ra làm ba là các chi tiết quan trọng và sinh động. Như vậy vị trí chế ngự và tác động mạnh nhất là tại các đường chia ba bức tranh ( đặc biệt là thành phần bên trái phía trên). Phần kém lôi cuốn nhất là giữa các ô trên mạng lưới.

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ dạy học (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)