0
Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý dự án ĐTNN của các cơ quan cấp GCNĐT để chấn chỉnh công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép, tập trung vào các nội dung: Việc tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật trong quá trình tiếp nhận Hồ sơ, thẩm tra, cấp phép; việc quy định các ưu đãi đối với các dự án; việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát sau cấp phép,...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành cùng các cơ quan cấp GCNĐT tăng cường phối hợp, rà soát, khi cần thiết thì tiến hành kiểm tra đối với các dự án ĐTNN, đặc biệt lưu ý các dự án thuộc các nhóm: có quy mô lớn; chiếm diện tích đất lớn; dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường; dự án tiêu tốn năng lượng; các dự án nhạy cảm khác

Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN để giúp cho công tác giám sát được liên tục, chặt chẽ; thường xuyên cập nhật và phân loại tình hình thu hút, hoạt động ĐTNN để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước các cấp.

KẾT LUẬN

Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Từ thực tế cho thấy, trong những năm qua, FDI không những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế thông qua việc gia tăng nguồn vốn tích lũy, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực cho xã hội mà tiêu biểu là tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Không chỉ có vậy, nhờ có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học - công nghệ hiện đại, qua đó không ngừng nâng cao trình độ quản lý cũng như tay nghề của cán bộ , công nhân lao động trong nước.

Ý nghĩa to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế nước ta thì đã rõ, tuy nhiên vấn đề quan trọng và rất đáng để lưu tâm đó là làm sao để thu hút được nguồn vốn này một cách hiệu quả. Để giải quyết được bài toán toán này, rất cần sự chung tay của cả Chính quyền Trung ương các cấp và người dân. Song song với việc cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, có những ưu đãi phù hợp, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, người lao động cũng cần phải hăng say trong việc rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền khoa học hiện đại. Trong những năm trở lại đây, FDI có xu hướng chảy vào các nước đang phát triển nhiều hơn để tận dụng ưu thế về nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cũng như sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, những lợi thế này chỉ là tạm thời, nếu như Việt Nam không có những chính sách phù hợp đối với việc thu hút FDI.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

×