CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp hà tĩnh (Trang 38 - 41)

- Thành phố Hà Tĩnh: Trước đây là thị xã Hà Tĩnh, tỷ trọng sản xuất nông

2.2.3. CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-

2009

2.2.3.1. Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng phân bón của công ty qua 3 năm 2007-2009

Doanh thu là yếu tố cơ bản để mang lại lợi nhuận cao cho công ty, tạo điều kiện cho quá trình tích lũy và tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô trong tương lai, đảm bảo quỹ lương cho công nhân viên trong công ty. Đồng thời thông qua doanh thu từng mặt hàng mà công ty xác nhận được sản phẩm kinh doanh chủ lực của mình, để tạo cơ sở vững chắc cho việc mở rộng quy mô và nâng cao khả năng kinh doanh.

Đánh giá tổng doanh thu, doanh thu của từng mặt hàng thông qua đó để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, có phương hướng kinh doanh tốt hơn, hạn chế những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta phân tích bảng số liệu 8.

Qua bảng ta thấy tổng doanh thu kinh doanh phân bón của công ty tăng lên qua các năm. Năm 2007 tổng doanh thu là 59.164.423 ngàn đồng, năm 2008 là 92.854.647 ngàn đồng, tăng so với năm 2007 là 33.690.224 ngàn đồng tương ứng tăng 56,94%. Năm 2009 là 100.294.033 ngàn đồng, tăng so với năm 2008 là 7.439.386 ngàn đồng tương ứng tăng 8,01%. Tổng doanh thu tăng dần qua 3 năm do doanh thu từng loại phân bón tăng, đặc biệt là phân đạm và phân NPK cho doanh thu cao, cụ thể:

- Đạm: Là loại phân tuy có nhiều biến động thị trường giá cả qua 3 năm nhưng khả năng tiêu thụ của loại phân này là khá lớn. Do vậy hàng năm đã mang lại doanh thu cao cho công ty. Năm 2007, doanh thu do tiêu thụ đạm mang lại là 15.823.808 ngàn đồng, chiếm 26.85% tổng doanh thu, năm 2008 là 31.336.928 ngàn đồng, chiếm 33,75%, doanh thu tăng 15.513.120 ngàn đồng tương ứng tăng 98,04% so với năm 2007. Năm 2009 là 47.117.998 ngàn đồng, chiếm 46,98% tăng 15.871.070 ngàn đồng tương ứng tăng 50,36%. Đạm là loại phân bón được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt được sử dụng để bón cho các loại cây ăn lá, do vậy rất được người tiêu dùng ưa chuộng, hàng năm tiêu thụ với khối lượng lớn mang lại doanh thu cao cho công ty.

- Lân: Doanh thu mang lại từ kinh doanh lân ít hơn và biến động qua 3 năm. Năm 2007 doanh thu là 7.847.278 ngàn đồng chiếm 13,26% tổng doanh thu của công ty. Năm 2008 tăng lên 9.050.472 ngàn đồng nhưng chỉ chiếm 9,75%, so sánh với năm 2007 thì tăng lên 1.203.194 ngàn đồng tương ứng tăng 15,33% . Sang năm 2009 doanh thu lại giảm xuống còn 8.027.074 ngàn đồng chiếm 8,01% và giảm so với năm 2008 là 1.023.398 tấn tương ứng giảm 11,31%.

- Kali: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh kali năm 2007 là 6.340.543 ngàn đồng chiếm 10,72%, năm 2008 là 17.047.135 ngàn đồng, chiếm 10,72%, như vậy tăng so với năm 2007 rất nhiều tới 10.706.592 ngàn đồng tương ứng với tăng 168.86%, nhưng sang năm 2009 thì lại giảm xuống đáng kể chỉ còn 5.527.953 ngàn đồng, giảm so với năm 2008 là 11.519.182 ngàn đồng tương ứng giảm 67,57%. Do nguồn phân bón kali trong những năm vừa qua biến động rất thất thường, vào năm 2008 giá phân bón kali tăng cao, và duy trì mức giá cao đến năm 2009 ngoài ra hiện tượng khan hiếm mặt hàng này lại thêm phân giả tràn vào đã làm cho bà con nông dân ít dùng loại phân này, và doanh thu biến động rất thất thường.

- NPK: Đây là loại phân bón chủ lực của công ty trong đó mặt hàng NPK Việt Nhật là mặt hàng độc quyền bán nên tạo xu thế cho công ty chiếm lĩnh thị trường và bán hàng với số lượng lớn, hàng năm doanh thu ổn định và khá cao. Năm 2007 doanh thu là 29.152.794 ngàn đồng, chiếm tới 49,27% tổng doanh thu của công ty, năm 2008 là 35.420.112 ngàn đồng, chiếm 38,14% tăng 6.267.318 ngàn đồng tương ứng tăng 21,50%. Năm 2009 doanh thu là 39.621.008 ngàn đồng, chiếm 39,50%, như vậy tăng 4.200.896 ngàn đồng tương ứng tăng 11,86%.

Trong năm 2008 doanh thu các mặt hàng phân bón đều tăng cao nguyên nhân chủ yếu là do giá các loại phân bón mua vào năm 2008 tăng cao kéo theo giá bán ra cũng tăng cao nên doanh thu trong năm nay đều tăng lên. Sang năm 2009 doanh thu của kali và lân giảm xuống. Đặc biệt doanh thu của kali giảm xuống rất mạnh, nguyên nhân là do giá phân kali nhập vào tăng cao, và đặc biệt trong những

Bảng 8: Doanh thu tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2007- 2009

Mặt hàng

tiêu thụ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh doanh thu

2008/2007 2009/2008Khối Khối lượng (Tấn) Giá bán BQ (1000đ / Tấn) Doanh thu (1000 đ) Khối lượng (Tấn) Giá bán BQ (1000đ/ Tấn) Doanh thu (1000 đ) Khối lượng (Tấn) Giá bán BQ (1000đ/ Tấn) Doanh thu (1000 đ) +/- % +/- % Tổn g số 20.804 - 59.164.423 16.214 - 92.854.647 21.584 - 100.294.033 33.690.224 56,94 7.439.386 8,01 Đạm 3.344 4.732 15.823.808 4.144 7.562 31.336.928 8.114 5.807 47.117.998 15.513.120 98,04 15.781.070 50,36 Lân 5.503 1.426 7.847.278 3.357 2.696 9.050.472 3.487 2.302 8.027.074 1.203.194 15,33 -1.023.398 -11,31 Kali 1.243 5.101 6.340.543 1.505 11.327 17.047.135 477 11.589 5.527.953 10.706.592 168,86 -11.519.182 -67,60 NPK 10.714 2.721 29.152.794 7.208 4.914 35.420.112 9.506 4.168 39.621.008 6.267.318 21,50 4.200.896 11,86

năm gần đây nguồn phân kali nhập vào đang ở trong tình trạng khan hiếm hàng hóa. Điều này đã làm hạn chế việc tiêu dùng của bà con nông dân đối với loại phân này vì như vậy sẽ làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng và lợi nhuận sẽ bị giảm theo. Do vậy trong những năm tới công ty cần phải chú trọng các biện pháp quảng bá sản phẩm, và có chính sách hỗ trợ bà con nông dân để khuyến khích họ dùng nhiều hơn. Còn 2 loại phân bón đạm và NPK mặc dù bị ảnh hưởng của thị trường phân bón biến động mạnh nhưng doanh thu qua các năm vẫn tăng và khá ổn định. Điều này chứng tỏ công ty đang dần tìm được chỗ đứng cho các mặt hàng này trên thị trường và cần phải phát triển những mặt hàng này hơn trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp hà tĩnh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w